Bức thư của học sinh lớp 5 mong các trường không thả bóng bay ngày khai giảng

Nhật Linh (T/h)|25/07/2019 11:32
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Ngày 24/7, một học sinh lớp 5, trường Marie Curie đã viết một bức thư gửi đến 40 trường học, với thông điệp: Khai giảng không thả bóng bay, thả rác lên trời.

Thật xúc động khi hôm nay, một cô bé học sinh lớp 5 của trường Marie Curie – Hà Nội, đã mạnh dạn bày tỏ điều mà cô bé mong muốn qua một bức thư với nội dung xúc tích, ngắn gọn nhưng lại là điều mà có thể là cả thế giới đang rất quan tâm gửi tới 40 trường học ở Hà Nội rằng: “Khai giảng không thả bóng bay, thả rác lên trời”.

Bóng bay được thả lên trời vào mỗi dịp khai giảng không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng con người – Ảnh minh họa

Bức tâm thư truyền đi thông điệp nhân văn

Tình trạng ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon và xả rác thải nhựa tràn lan đang gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người dân. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ riêng hai đô thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trung bình một ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon… Đáng chú ý, lượng rác túi nilon tăng theo từng năm. Đây chính là “gánh nặng” với môi trường, lâu dài có thể dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”.

Sớm ý thức được những tác hại khôn lường của thói quen xả rác thải nhựa một cách bừa bãi, cô học trò nhỏ – Nguyễn Nguyệt Linh, lớp 5 trường Marie Curie (Hà Nội) đã viết thư rồi tự tìm email để gửi thư cho hơn 40 trường học ở Hà Nội, với mong muốn truyền tải thông điệp: Khai giảng không thả bóng bay, thả rác lên trời.

Tình trạng ô nhiễm môi trường do sử dụng túi nilon và xả rác thải nhựa tràn lan đang gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người dân. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, chỉ riêng hai đô thị lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, trung bình một ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon… Đáng chú ý, lượng rác túi nilon tăng theo từng năm. Đây chính là “gánh nặng” với môi trường, lâu dài có thể dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là “ô nhiễm trắng”.

Sớm ý thức được những tác hại khôn lường của thói quen xả rác thải nhựa một cách bừa bãi, cô học trò nhỏ – Nguyễn Nguyệt Linh, lớp 5 trường Marie Curie (Hà Nội) đã viết thư rồi tự tìm email để gửi thư cho hơn 40 trường học ở Hà Nội, với mong muốn truyền tải thông điệp: Khai giảng không thả bóng bay, thả rác lên trời.

Phụ huynh của Nguyệt Linh cho biết, từ nhỏ, khi biết được những thông tin về hành trình xuyên Việt của nhiếp ảnh gia Nguyễn Việt Hùng – người đi gần 7.000km bờ biển Việt Nam để chụp rác, đến bây giờ bạn ấy thậm chí không chơi bóng bay luôn. Mẹ cũng rất ngạc nhiên và xúc động, bạn ấy bảo bong bóng cũng là rác thải nhựa, và nếu bay lên trời các con chim sẽ bị ảnh hưởng. Chỉ có hành động mới làm nên thay đổi.

Trước đó, cô bé Nguyệt Linh cũng tự mình tìm cách làm video về kêu gọi mọi người giảm dùng nhựa sử dụng một lần.

Dưới đây là nguyên văn bức thư của của Nguyễn Nguyệt Linh:

“Hà Nội, ngày 24 tháng 7, năm 2019

Kính thưa Thầy/Cô hiệu trưởng,

Con là Nguyễn Nguyệt Linh, chuẩn bị năm nay là con lên 6. Năm lớp 5 con là học sinh 5M2, trường Marie Curie, Hà Nội.

Con biết là hằng năm khi bắt đầu khai giảng nhà trường thường cho các lớp thả bóng bay lên trời. Sau những thông tin con tìm thấy được thì bóng bay được làm từ nilon tức là từ nhựa và khi thả bóng bay lên thì các chú chim hoặc các động vật khác khi nuốt vào, nó có thể bị chặn đường ruột và dẫn đến chết đói. Còn khi bóng bay rơi xuống đất hoặc biển thì những chú Rùa biển và các loài sinh vật biển khác được biết là đã bị nhầm lẫn giữa bóng bay và sứa biển. Ruy băng và dây buộc bóng có thể khiến chúng mắc kẹt và dẫn tới cái chết ạ. Vậy nên bây giờ con nghĩ rằng trường mình có thể đừng thả bóng bay vào hôm khai giảng hoặc hạn chế số lượng bóng bay, có được không ạ? Con chỉ muốn gửi thông điệp:

THẢ BÓNG BAY LÊN TRỜI: BAY CAO ƯỚC MƠ CỦA CÁC HỌC SINH – GIẾT ƯỚC MƠ CỦA BAO CHÚ CHIM VÀ RÙA BIỂN.

Hiện nay, thế hệ chúng con bắt đầu quan tâm đến các vấn đề liên quan đến môi trường. Con rất mong nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của các thầy cô ạ.

Con xin chân thành cảm ơn.

Nguyễn Nguyệt Linh (Marie Curie)”.

Bức thư đầy tính nhân văn của một học sinh tiểu học

Điều gì sẽ xảy ra khi thả bóng bay lên trời?

Nhiều năm trở lại đây, đề xuất không thả bóng bay trong dịp lễ khai giảng đã được một số trường học thực hiện, nhưng trên thực tế số lượng này là không nhiều. Khi bóng bay được thả lên trời, thực chất đó là thả rác thải nhựa thải ra môi trường và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng con người.

Trao đổi với báo chí, Bác sĩ Nguyễn Thống, Trưởng khoa Bỏng Bệnh viện Xanh Pôn cho biết, theo thống kê tại Bệnh viện, khoảng 10 năm gần đây, mỗi năm bệnh viện có hàng chục trường hợp nguy kịch vì cháy bóng bay và nổ bình khí hydro trong những ngày lễ, ngày Tết và Lễ Khai giảng.

Theo bác sĩ Thống, những quả bóng tưởng như vô hại này lại rất dễ gây tổn thương chỉ cần có tia lửa như hút thuốc hay dòng điện đi qua là bóng có thể cháy nổ. Ngay cả khi thả bóng bay lên trời trúng vào các dây điện cao thế, hoặc vô tình mang vào bếp cũng có thể gây cháy nổ. Không những vậy, thả bóng bay còn rất lãng phí tiền của.

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo, trẻ nhỏ dễ bị ngộ độc nếu tiếp xúc bằng miệng (ngậm, mút…) trực tiếp vào bóng. Bởi dung dịch màu dùng để tạo màu sắc cho những quả bóng bay không phải màu thực phẩm. Màu dùng ở đây là màu dành cho ngành công nghiệp như: ngành in, ngành nhuộm. Chất màu này phần lớn là các hợp chất mạch vòng nên rất độc. Trẻ nhỏ khi ngậm, mút, tiếp xúc trực tiếp với bột màu rất độc này.

Do đó, các chuyên gia y tế đề xuất không nên sử dụng bóng bay trong ngày lễ, ngày khai giảng. Nếu vẫn tiếp tục sử dụng, phải hết sức cẩn thận, tránh cầm quả to (gây nổ lớn), tránh cầm một chùm bóng (dễ bị nổ liên hoàn), tránh xa lửa, tránh ngậm, mút….

Hi vọng rằng, bức thư cùng với thông điệp mà Nguyệt Linh muốn chia sẻ tới các thầy cô giáo và các bạn học sinh, sẽ càng giúp lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa phong trào phòng chống rác thải nhựa, vì môi trường xanh – sạch đẹp cho cuộc sống hôm nay và mai sau.

Nhật Linh (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bức thư của học sinh lớp 5 mong các trường không thả bóng bay ngày khai giảng