Cà Mau: Mưa to liên tục giúp giảm nguy cơ cháy rừng

Phương Nhy|08/07/2020 09:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Lượng mưa xuất hiện ngày càng nhiều trên toàn lâm phận U Minh Hạ góp phần bổ sung đáng kể nguồn nước cho hệ thống kênh, mương trữ phục vụ chữa cháy rừng.

Ngày 7/7, đại diện Chi cục Kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, từ giữa tháng 6 đến nay, mưa to liên tục trên địa bàn tỉnh đã cứu hơn 43.580ha rừng ở Cà Mau khỏi nguy cơ cháy cao.

Lượng mưa xuất hiện ngày càng nhiều trên toàn lâm phận U Minh Hạ góp phần bổ sung đáng kể nguồn nước cho hệ thống kênh, mương trữ phục vụ chữa cháy rừng.

Rừng tràm ở U Minh Hạ, Cà Mau. (Ảnh: Kim Há/TTXVN)

Hiện mực nước dưới kênh, mương tại khu vực rừng Vườn quốc gia U Minh Hạ dao động từ 2,2-2,65m, khu vực rừng của Công ty Tránh nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp U Minh Hạ dao động từ 1,4-2,15m và tại các xã có rừng mực nước dao động từ 1,3-2m…

Độ ẩm trên bề mặt đất rừng ngày càng tăng cao đã kéo giảm nhiều diện tích rừng từ cấp dự báo cháy cực kỳ nguy hiểm (cấp 5) xuống còn cấp cao (cấp 3), cấp trung bình (cấp 2) và cấp thấp (cấp 1), khả năng xảy ra cháy rừng là rất thấp.

Theo ông Lê Văn Hải, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Cà Mau, toàn tỉnh có 15 chủ rừng là tổ chức và 2.276 chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân. Để tiết kiệm kinh phí phòng cháy, chữa cháy rừng và tập trung thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng, Chi cục đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các chủ rừng, địa phương ngưng thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2019-2020 từ cuối tháng 6/2020.

Phương Nhy

Bài liên quan
  • Nhiều diện tích rừng Cà Mau ở cấp báo cháy cao nhất
    Moitruong.net.vn – Hiện nay, hơn 43.500 ha rừng ở Cà Mau đang đặt trong tình thế cực kỳ nguy hiểm, dự báo cháy cấp 5 (cấp dự báo cháy cao nhất); phần lớn tập trung ở huyện U Minh, huyện Trần Văn Thời và Cụm đảo Hòn Khoai.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cà Mau: Mưa to liên tục giúp giảm nguy cơ cháy rừng