Các đảo san hô nhỏ có khả năng tự thích nghi để sống sót khi nước biển dâng

Bảo Ngọc (t/h)|12/06/2020 09:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Nghiên cứu mới tuyên bố rằng các đảo san hô, chẳng hạn như Maldives vốn bị coi là dễ bị tổn thương nhất bởi hiện tượng Trái Đất nóng lên – có thể thích nghi một cách tự nhiên cũng như tự dâng cao so với mặt biển.

Trong những năm gần đây, các nhà lãnh đạo và cả cư dân của nhiều đảo quốc nhỏ như Kiribati và Tuvalu đã nhiều lần cảnh báo rằng biến đổi khí hậu là mối đe dọa hiện hữu, đẩy những nước này trước nguy cơ bị nhấn chìm xuống biển khi nhiệt độ Trái Đất gia tăng.

Biến đổi khí hậu đang tác động tới các địa phương trên cả nước với những trận lũ lụt, hạn hán và bão mạnh hàng năm tăng nhanh và làm mực nước biển đang cao.

Các quốc đảo san hô vòng như Tuvalu, Tokelau và Kiribati chỉ nằm trên mực nước biển vài mét và được cho là nơi dễ bị tổn thương nhất thế giới khi Trái Đất nóng lên, với lo ngại rằng người dân nơi đây sẽ trở thành những người tị nạn khí hậu do nước biển dâng cao.

Nhưng nghiên cứu trên đã phát hiện rằng các đảo này ‘thích ứng tốt về hình dạng’ với môi trường vì chúng được cấu thành từ bộ xương của các sinh vật nhỏ bé trú ngụ trên đá ngầm, chứ không phải là toàn bằng đá cứng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Đại học Plymouth (Anh) mới đây cho rằng các hòn đảo nhỏ và nằm thấp dưới mực nước biển rải rác ở Thái Bình Dương và Caribe – vốn bị coi là dễ bị tổn thương nhất bởi hiện tượng Trái Đất nóng lên – có thể thích nghi một cách tự nhiên cũng như tự dâng cao so với mặt biển.

Các đảo san hô nhỏ có thể thích nghi tự nhiên để sinh tồn trong trường hợp nước biển dâng

Trong công trình nghiên cứu kéo dài 3 năm, các nhà khoa học đã tiến hành theo dõi các đảo san hô như Maldives và quần đảo Marshall.

Các nhà khoa học cho rằng, sự thích nghi tự nhiên này có thể mang lại khả năng sinh tồn trong tương lai, mặc dù để có thể tồn tại trên đảo, con người cần có các biện pháp bổ sung như nuôi dưỡng trầm tích, cơ sở hạ tầng di động và nhà chống lũ.

Để nghiên cứu, các nhà khoa học đã tạo ra một mô hình của đảo Fatato, một phần của đảo san hô Funafuti ở Tuvalu, một quốc gia ở châu Đại Dương và đặt nó trong Phòng thí nghiệm tại Đại học Plymouth.

Sau đó, các mô hình đảo đã phải chịu một loạt các thí nghiệm được thiết kế để mô phỏng mực nước biển dâng. Và kết quả cho thấy đỉnh của hòn đảo nổi lên khi mực nước biển dâng cao.

Một mô hình số đã được xác nhận bằng các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm này và ba kịch bản mô hình số sau đó đã được sử dụng để đánh giá cách hòn đảo điều chỉnh mực nước biển tăng 0,75m, mức tăng trung bình toàn cầu được Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu dự đoán vào năm 2100.

Hoạt động nạo vét cát san hô và trầm tích của cư dân trên đảo sau đó di chuyển chúng đến các bãi biển cũng có thể hỗ trợ quá trình nâng cao tự nhiên của các hòn đảo.

Ngoài ra, việc thiết kế nhà ở an toàn thích ứng với biến đổi khí hậu, có khả năng chống chịu thiên tai bão lũ, như nhà sàn và nhà di động, cũng có thể giúp cư dân trên đảo thích nghi tốt hơn.

Các đảo quốc ở vùng thấp bị cho là có nguy cơ cao nhất hứng chịu các cơn bão ngày càng mạnh và tình trạng nước biển dâng.

Theo ông Hideki Kanamaru thuộc Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) khu vực châu Á-Thái Bình Dương, kết quả nghiên cứu của Đại học Plymouth mang đến một cái nhìn mới về cách các đảo quốc có thể ứng phó với tình trạng nước biển dâng.

Bảo Ngọc (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các đảo san hô nhỏ có khả năng tự thích nghi để sống sót khi nước biển dâng