Các hoạt động đầu tiên của đoàn Việt Nam tại COP 23

09/11/2017 04:36
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Syria cam kết tham gia Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu

(Moitruong.net.vn) – Đoàn kỹ thuật của Việt Nam đã theo dõi từng vấn đề cụ thể trong các thảo luận tại COP 23, đồng thời tham dự các sự kiện bên lề.

Đại diện Viện khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu phát biểu tại hội nghị bên lề

Ngày 7/11, Việt Nam phối hợp với Trường Đại học Freiburg, Viện Chính sách Môi trường và Lâm nghiệp tổ chức Hội nghị bên lề về Tăng cường kỳ vọng NDC và chuẩn bị thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu với sự tham gia của các Bộ: Tài nguyên và Môi trường; Kế hoạch và Đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Đại diện Bộ TNMT đã báo cáo về Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris; việc triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris, trọng tâm là thực hiện NDC. Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày về chi tiêu công cho ứng phó với BĐKH và đóng góp thực hiện NDC của Việt Nam; Đại diện Bộ Nông nghiệp trình bày về Vai trò của Lâm nghiệp trong góp phần thực hiện NDC.

Các đại diện của Trường Đại học Freiburg trình bày các báo cáo về đóng góp NDC cho thực hiện mục tiêu 2 độ C; tài chính cho ứng phó BĐKH. Hội nghị bên lề của Việt Nam tuy được tổ chức vào thời gian khá muộn trong ngày (18:30 đến 20:00) nhưng đã thu hút được trên 100 đại biểu đến từ nhiều nước khác nhau, và đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận tích cực tại Hội nghị.

Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cùng phối hợp với Viện Công nghệ Châu Á (AIT) trong nghiên cứu Bộ chỉ số đánh giá hiệu quả thích ứng biến đổi khí hậu. Tại Hội thảo bên lề về Đo đạc quá trình thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng cường khả năng chống chịu, đại diện Viện đã đã trình bày một nghiên cứu trường hợp của tỉnh Hậu Giang về các chỉ số để giám sát có hiệu quả với thích ứng với biến đổi khí hậu. Những hạn chế trong xây dựng bộ chỉ số này là kiến thức, tài chính và công nghệ.

Các thành viên tham gia đoàn kỹ thuật của Việt Nam tại COP 23

Cùng ngày, Trưởng đoàn Kỹ thuật đã chủ trì phiên họp Đoàn Việt Nam nhằm tóm tắt những thông tin ban đầu của hai ngày đầu tiên của Hội nghị, trong đó nhấn mạnh ba nội dung chính thảo luận tại COP 23 như: Thảo luận những nội dung cam kết của các quốc gia giai đoạn trước năm 2020; Quy trình, quy định, thủ tục chi tiết để triển khai Thỏa thuận Paris; Chuẩn bị đánh giá nỗ lực toàn cầu 2018.

Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo đại diện các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường và chuyên gia UNDP đã có phiên làm việc với Quỹ Khí hậu xanh (GCF), yêu cầu các Bộ rà soát lại tình hình hợp tác với GCF thời gian vừa qua.

Bộ NN&PTNT khẳng định đang tiến hành triển khai thực hiện dự án “Tăng cường năng lực chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng cư dân ven biển tại Việt Nam”. Trong thời gian tới Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đề xuất khoảng 2 dự án nữa.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo sắp tới tổ chức hội nghị tại thành phố Hồ Chí Minh trong tháng 12 có liên quan tới NDC và mời đại diện GCF tham dự.

Về dự án Kế hoạch Thích ứng quốc gia (NAP) do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UNDP đề xuất, trong thời gian tham dự Hội nghị COP 23, sẽ có cuộc họp kỹ thuật giữa chuyên gia của GCF, UNDP và đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường để chỉnh sửa đề xuất đối NAP của Việt Nam.

Theo Monre

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các hoạt động đầu tiên của đoàn Việt Nam tại COP 23