Cách neo đậu tàu an toàn khi có bão

Phương Thảo (t/h)|22/09/2018 06:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Khi biển động hoặc xảy ra áp thấp nhiệt đới, việc neo đậu tàu thuyền không đúng chỗ, đúng cách có thể khiến tàu thuyền va đập vào nhau hoặc bị sóng đánh chìm.

>>> Nghệ An: Người dân huyện Con Cuông đã có thể qua sông

>>> Sử dụng Robot để khám phá nguồn khoáng sản dưới đáy đại dương

Tàu thuyền neo đậu tại Quảng Ngãi. Ảnh Giaothong

Để hạn chế thiệt hại xảy ra với người dân ven biển có tàu, thuyền đánh cá, dưới đây là một số cách để bà con có thể bảo vệ tài sản của mình:

  1. Cần di chuyển tàu thuyền vào khu vực tránh trú an toàn khi có bão hoặc áp thấp nhiệt đới
  2. Đối với các tàu đậu ở cửa sông, dọc triền sông, người dân cần neo buộc cố định vào các trụ độc lập dọc bờ sống. Mũi tàu cần hướng ra ngoài, vị trí của tàu so với bờ sông tạo thành góc 450 phương trường hợp tình huống khẩn cấp. Khi ấy, tàu có thể quay, trở dễ dàng.
  3. Nếu tàu đậi ở bến bãi không có cầu tàu thì phải neo đậu tài theo hướng thẳng góc 900 so với bờ. Người dân cần giữ khoảng cách giữa các tàu đủ rộng để tránh va vào nhau. Cần tuyệt đối không neo đậu tàu song song với bờ vì khi sóng đánh có thể khiến tàu bị lật. Cần lưu ý thả cả neo lái và neo mũi để giữ tàu cố định.
  4. Nên sử dụng nhiều lốp (vỏ) xe hơi cũ treo ở thành, mạn, mũi tàu thuyền để hạn chế các tàu va vào nhau. Tuyệt đối không neo đậu tàu dưới hoặc cạnh cầu giao thông và lấy trụ cầu để buộc neo tàu.
  5. Nếu trong vùng neo đậu có nhiều tàu, nên dùng 1 vật bằng kim loại có trong lượng bằng 1/2 neo, treo vào neo để giảm sức căng dây neo và không ảnh hưởng đến việc di chuyển của tàu khác.
  6. Kiểm tra kỹ dây neo khi neo đậu.
  7. Nếu diện tích khu neo đậu rộng và có ít tàu đang neo đậu, nên neo đậu tàu một mình, sao cho khi neo đã bám đáy, tàu có thể quay trở các hướng mà không bị va đập với vật gì và không bị mắc cạn. Thả 1 – 2 neo có chiều dài dây neo bằng 5 – 7 lần độ sâu nơi thả neo trước mũi tàu,. Sau khi neo, cần kiểm tra dây neo, dây chằng buộc trên tàu và độ sâu dưới đáy tàu để đảm bảo phần chìm của tàu (kể cả chân vịt) không bị quệt đáy vùng nước neo đậu.
  8. Trong khu neo đậu có các cọc buộc tàu thì buộc chặt dây neo mũi tàu vào cọc, sau đó thả thêm neo phía buồng lái. Nếu trong khu neo đậu không có cọc buộc tàu và có nhiều tàu neo đậu thì cần neo tàu theo hướng lái vào bờ, chằng buộc vào vật sẵn có trên bờ và thả thêm 2 neo phía mũi tàu. Chỉ được tối đa neo 3 tàu liền nhau; giữa các tàu phải có đệm chống va và dây liên kết.
  9. Chọn nơi khuất gió và đáy biển là cát, cát pha sét hoặc sét, neo tàu cách biệt các tàu khác, cách xa vách đá và chướng ngại vật khác, thả 1 – 2 neo mũi, chiều dài dây neo gấp 5 – 7 lần độ sâu nơi thả neo. Sao cho khi neo đã bám đáy, tàu có thể quay trở các hướng mà không bị va đập với vật gì và không bị mắc cạn.
  10. Đối với tàu thuyền nhỏ, có thể kéo lên bờ, càng xa mép nước càng tốt, kê kích, chằng buộc chắc chắn hoặc có thể tháo máy đưa lên bờ và đánh chìm tàu tại nơi neo đậu.
  11. Nếu khu vực trú bão ở xa thì chủ tàu có thể di chuyển tàu sâu vào trong sông, kênh, rạch. Chọn vị trí khuất gió, quan sát hướng thả neo phù hợp, tốt nhất theo hướng dọc sông, sao cho khi tàu xoay chuyển các hướng mà không bị va chạm chướng ngại vật nào và không bị mắc cạn. Thả 1 – 2 neo mũi, chiều dài dây neo bằng 5 – 7 độ sâu nơi thả neo.
  12. Nếu neo đậu tại các sông miền Trung, cần phải lưu ý lũ sau bão. Không neo đậu tàu giữa sông và không điều động tàu di chuyển khi có lũ mạnh.

Phương Thảo (t/h)

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cách neo đậu tàu an toàn khi có bão