“Cát tặc” lộng hành – Môi trường kêu cứu

Anh Duy|13/03/2017 08:55
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Cát tặc” lộng hành đó đang là thực trạng đang diễn ra trên nhiều tuyến sông lớn, nhỏ ở khắp các địa phương trên cả nước.

(Moitruong.net.vn) – Việt Nam là quốc gia có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, đây là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động khai thác cát trên sông phát triển mạnh mẽ. Hoạt động khai thác cát trên sông mang lại nhiều lợi ích kinh tế, song chính hoạt động khai thác cát trái phép cũng đã và đang hủy hoại môi trường từng ngày, từng giờ.

Untitled1

Hoạt động khai thác cát trái phép

Xói lở lòng sông và bờ sông

Khi lấy cát vượt quá lượng cát từ thượng du chuyển về, xuất hiện xói lòng sông hoặc lở bờ, hay cả hai hiện tượng xảy ra cùng lúc. Nếu bờ tương đối ổn định, được kè giữ hoặc che phủ cây cỏ, lòng sông bị xói và hạ thấp trước. Lòng sông hạ thấp đến mức nào đó, mái bờ sông bị mất chân sẽ sụp đổ, mặt cắt lòng sông mở rộng ra ..

Do điều tiết của hồ chứa, những năm gần đây, hạ du sông Hồng hầu như không có lũ.Trong thời gian tới, nếu xảy ra lũ lớn, chắc chắn sạt lở sẽ nghiêm trọng hơn, có thể đe dọa an toàn của hệ thống đê.

Bồi đọng bùn cát

Khi lòng sông, bờ sông bị xói, dòng chảy được bổ sung một lượng bùn cát nhất định. Các hạt nhỏ, mịn được chuyển khá xa về hạ du và lắng đọng lại ở  vùng dòng chảy yếu. Hiện tượng này có thể ảnh hưởng đến vận tải thủy, bên cạnh đó trong một số trường hợp có thể làm mức nước lũ nâng cao ở vùng đó.

Số lượng và chất lượng nước

Lòng sông bị hạ thấp, mức nước sông mùa kiệt bị hạ thấp theo, các kênh dẫn tưới ven sông sẽ thiếu nước. Lượng nước ngầm và độ ẩm của đất ven sông giảm, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Động vật và thực vật  thủy sinh

Khai thác cát ảnh hưởng trực tiếp đến tồn tại và phát triển của các loại động vật và thực vật thủy sinh.

Vùng sông chịu ảnh hưởng thủy triều

Khai thác vượt lượng cát ở thượng lưu về hàng năm, nước mặn sẽ tiến sâu vào đất liền hơn so với trước.

Cơ quan chức năng phải vào cuộc quyết liệt

Từ thực trạng nói trên, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc, giải quyết dứt điểm vấn nạn “cát tặc” đang lộng hành.

Các ngành chức năng (Bộ Tài nguyên và môi trường, Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, Xây dựng, và Chính quyền địa phương…) cần phối hợp chặt chẽ để quản lý tốt việc khai thác cát.

Cần quy định trách nhiệm rõ ràng của từng ngành, từng địa phương nếu xảy ra khai thác cát vượt quá giới hạn cho phép, gây hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và hệ sinh thái ven sông.

Tiến hành thu thập tài liệu về dòng bùn cát, dòng nước, địa hình lòng sông nhiều năm trên các tram thủy văn dọc các dòng sông để: Xác định lượng cát về hàng năm trên từng sông; Xác định lượng cát khai thác thực hàng năm hiên nay trên từng đoạn sông; Đánh giá chính xác hiện tượng hạ thấp lòng sông và hạ thấp mức nước mùa khô do ảnh hưởng của khai thác cát và các ảnh hưởng khác.

Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân: cát tại các dòng không phải nguồn tài nguyên vô tận, khai thác vượt lượng cát về hàng năm sẽ gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, để toàn dân đồng tình với chủ trương quản lý chặt việc khai thác cát, cùng tham gia thực hiện và giám sát.

Những doanh nghiệp được cấp phép, phải khai thác theo quy trình chặt chẽ, trong đó quy định lấy cát ở chỗ nào, vào thời điểm nào, với khối lượng bao nhiêu, và các chế độ báo cáo thường kỳ.

Anh Duy


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Cát tặc” lộng hành – Môi trường kêu cứu