Chiến dịch thu dọn 330 tấn rác và thi thể trên đường lên đỉnh Everest

Hiền Mai (T/h)|12/05/2019 10:14
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – “Nóc nhà” thế giới – đỉnh Everest – đang trở thành núi rác do người leo núi, khách du lịch để lại. Băng tan do biến đổi khí hậu để lộ nhiều thi thể người.

Theo hãng tin AFP., đỉnh núi cao nhất thế giới không thoát khỏi sự bừa bãi của con người. Một nhóm tình nguyện viên tận tâm đã lên đây để thực hiện chiến dịch thu gom rác thuộc loại khó khăn nhất thế giới. Họ đã thu được ba tấn rác, và cả một số thi thể, chỉ trong vòng hai tuần đầu với sự hỗ trợ của một chiếc trực thăng.

Nhiều thập kỷ leo núi thương mại đã khiến ngọn núi hoang sơ được mệnh danh là nóc nhà của thế giới bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các lều huỳnh quang, bình oxy, thiết bị leo núi bỏ đi và thậm chí là cả phân người nằm rải rác dọc tuyến đường lên đỉnh núi cao 8,848 m.

Trước thực trạng này, chính phủ Nepal đã phát động một chiến dịch làm sạch đỉnh Everest với mục tiêu mang về 10 tấn rác trong vòng một tháng rưỡi.

Đỉnh Everest dần trở thành ngọn núi rác

Đội tình nguyện viên dọn rác gồm 14 người. Họ lập mục tiêu thu gom 10 tấn rác trong vòng 45 ngày làm việc tại khu vực đỉnh núi cao nhất thế giới. Phần lớn rác thải được Chiến dịch Dọn sạch Everest thu gom bao gồm các loại vỏ chai, lon, đồ nhựa và các dụng cụ mà người leo núi bỏ lại. Chính phủ Nepal điều động một trực thăng quân sự hỗ trợ chiến dịch dọn rác của các tình nguyện viên. Họ còn tìm thấy bốn thi thể ở độ cao gần 8.848 m so với mặt nước biển. Ảnh: Mount Everst Biogas Project.

Đội tình nguyện viên dọn rác gồm 14 người. Họ lập mục tiêu thu gom 10 tấn rác trong vòng 45 ngày làm việc tại khu vực đỉnh núi cao nhất thế giới. Phần lớn rác thải được Chiến dịch Dọn sạch Everest thu gom bao gồm các loại vỏ chai, lon, đồ nhựa và các dụng cụ mà người leo núi bỏ lại. Chính phủ Nepal điều động một trực thăng quân sự hỗ trợ chiến dịch dọn rác của các tình nguyện viên. Họ còn tìm thấy bốn thi thể ở độ cao gần 8.848 m so với mặt nước biển. Ảnh: Mount Everst Biogas Project.

Hơn 200 người leo núi đã thiệt mạng trên ngọn núi này kể từ năm 1922, khi có những trường hợp đầu tiên được ghi nhận. Đa số thi thể còn bị chôn vùi dưới băng tuyết. Ảnh: Mount Everst Biogas Project.

Theo Hiệp hội Leo núi Everest, lượng khách tăng lên trong những thập kỷ gần đây đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nhạy cảm của ngọn núi. Chính phủ Nepal đã thực hiện chương trình khuyến khích người leo núi mang xuống chân núi tám kg rác để nhận lại một khoản tiền đặt cọc. Ảnh: Mount Everest Biogas Project.

Dandu Raj Ghimire, lãnh đạo Tổng cục Du lịch Nepal, ngày 5/5 cho biết chính phủ đã chuẩn bị sẵn lương thực, nước và nơi nghỉ ngơi cho đội tình nguyện viên tại Trạm dừng Everest. Chính phủ Nepal và các cộng đồng địa phương đang đau đầu với tình trạng rác thải tại ngọn núi cao nhất thế giới do khách du lịch và người leo núi để lại sau mỗi chuyến thăm. Ảnh: Mount Everest Biogas Project.

“Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu, tuyết và băng đang tan nhanh, khiến các thi thể lộ ra và được tìm thấy bởi những nhà leo núi”, Ang Tshering Sherpa, cựu chủ tịch của Hiệp hội Leo núi Nepal, nói với CNN hồi tháng 3. Ảnh: Mount Everest Biogas Project.

Ngoài rác thải, những người tham gia dọn sạch ngọn Everest đang phải đối mặt thêm thách thức mới: Tình trạng biến đổi khí hậu. Với nhiệt độ nóng dần lên, băng trên ngọn Everst dần tan chảy ngày một nhiều và hé lộ thi thể của những người leo núi mất tích trong quá khứ. Theo Tshering Sherpa, cựu chủ tịch Hiệp hội Leo núi Nepal, số thi thể được phát hiện mới mật độ ngày một dày hơn trong thời gian gần đây. Ảnh: Mount Everest Biogas Project.

Hiền Mai (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Chiến dịch thu dọn 330 tấn rác và thi thể trên đường lên đỉnh Everest