Đại biểu quốc hội đề nghị rà soát cơ cấu mục chi cho bảo vệ môi trường

Bích Thuần (t/h)|30/10/2018 01:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Tiếp tục phiên làm việc buổi sáng 29/10, nhiều đại biểu băn khoăn về việc nhiều chỉ tiêu thu ngân sách không đạt so với kế hoạch, tình trạng thất thu thuế, trốn thuế, chuyển giá vẫn còn nhiều. Đề nghị rà soát cơ cấu mục chi cho bảo vệ môi trường.

>>>Kiên Giang: Đầu tư 95 tỷ đồng nâng cấp cảng cá Tắc Cậu

>>> Nấm đông trùng hạ thảo Himalaya đang ngày càng khan hiếm vì biến đổi khí hậu

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội). Ảnh: Ngọc Duy

Tiếp tục phiên làm việc buổi sáng 29/10, Quốc hội sẽ thảo luận về kết quả thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2018; dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kế hoạch tài chính – ngân sách Nhà nước quốc gia 3 năm 2019-2021; phân bổ nguồn kinh phí còn lại và chi thường xuyên chưa sử dụng hết năm 2017.

Nhiều đại biểu cũng băn khoăn về việc nhiều chỉ tiêu thu ngân sách không đạt so với kế hoạch, tình trạng thất thu thuế, trốn thuế, chuyển giá vẫn còn nhiều. Đề nghị rà soát cơ cấu mục chi cho bảo vệ môi trường

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) theo quy định các khoản chi bảo vệ môi trường phải có trong dự toán và cơ sở dự toán, nguồn chi bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành do Bộ ngành dự toán gửi cho Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Kế hoạch Đầu tư tổng hợp, báo cáo.

Theo Bộ TNMT nhu cầu ngân sách bảo vệ môi trường tại các bộ ngành cơ quan trung ương từ 2018 đã là 2.100 tỷ đồng, dự kiến năm 2019 là 2.400 tỷ đồng, chủ yếu là phục vụ tuyên truyền, văn bản pháp luật. Tuy nhiên, chi phí này nhiều năm qua còn dàn trải. 33 bộ, ngành cơ quan trung ương mỗi cơ quan chỉ nhận được 1 ít như Hội người cao tuổi nhận hơn 1,1 tỷ đồng; Hội phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh hơn 1 tỷ; nhóm cao nhất là Bộ Nông nghiệp hơn 60 tỷ đồng hay Bộ Công an, Bộ Quốc phòng cũng là những cơ quan sử dụng nhiều.

Tuy nhiên, tình hình xử lý còn kém, đặc biệt trong việc xử lý nước thải. Còn nhiều địa điểm ô nhiễm nặng như sông Tô Lịch, sông Nhuệ. Không chỉ riêng Hà Nội mà cả 5 tỉnh đồng bằng Bắc Bộ bị ảnh hưởng. Dù đã chất vấn nhiều nhưng khi tiếp xúc cử tri vẫn nhận được phản ánh chưa thấy có tác dụng gì, vẫn ô nhiễm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng sức khỏe người dân.

Bà Khánh kiến nghị các Bộ, ngành rà soát lại cơ cấu mục chi với bảo vệ môi trường theo nguyên tắc duy trì hỗ trợ các đoàn thể để các đơn vị này làm nhiệm vụ tuyên truyền tới người dân thay vì làm công tác tuyên truyền phát tờ rơi hiện nay. Xem xét cắt giảm tuyên truyền quảng cáo, gây lãng phí…

Đại biểu Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh) đề nghị trong phân bổ ngân sách Nhà nước 2019, Quốc hội và Chính phủ bố trí đủ ngân sách cho chương trình giảm nghèo bền vững, chi bảo vệ môi trường, dự phòng ngân sách để hoàn thành các dự án kè biên giới, đường tuần tra (đã có kế hoạch làm trong giai đoạn 2016-2020). Đặc biệt việc bờ sông khu vực biên giới thường xuyên xảy ra xói lở, kè cũng mới chỉ hoàn thành được khoảng 10% kế hoạch.

Theo bà Lan, Chính phủ cần có giải pháp khắc phục thất thu, nợ đọng thuế, động viên các nguồn thu khác. Cần có sự đồng hành của các cấp, các ngành để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Cần có báo cáo đánh giá chế độ tự báo cáo, tự nộp thuế, thanh tra thuế để có các biện pháp chống thất thu một cách hiệu quả.

Bích Thuần (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đại biểu quốc hội đề nghị rà soát cơ cấu mục chi cho bảo vệ môi trường