Diện tích rừng bị cháy cao gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2018

Ngọc Linh (t/h)|30/07/2019 05:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Từ tháng 7/2019, diện tích rừng bị thiệt hại là 804,4 ha, gấp 4 lần cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 1.409,9 ha, gấp 3,8 lần.

Sản xuất lâm nghiệp trong tháng 7 tập trung vào hoạt động khai thác gỗ, bảo vệ và phòng chống cháy rừng ở các tỉnh phía Bắc, chuẩn bị trồng rừng ở các tỉnh phía Nam.

Một số địa phương có diện tích rừng bị cháy tăng cao: Phú Yên 386,1 ha, gấp 277 lần cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2018 là 1,4 ha); Hà Tĩnh 166,4 ha, gấp 3 lần; Quảng Bình 85 ha, gấp 7 lần; Quảng Ngãi 54,4 ha, gấp 3 lần; Quảng Nam bị cháy 32,8 ha, trong khi cùng kỳ năm trước tỉnh này không xảy ra vụ cháy rừng nào.

Tổng cộng, tính chung 7 tháng, diện tích rừng bị thiệt hại là 1.740,5 ha, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích rừng bị cháy là 1.409,9 ha, gấp 3,8 lần; diện tích rừng bị chặt phá là 330,6 ha, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong khi đó, diện tích rừng trồng tập trung cũng như số cây lâm nghiệp trồng phân tán lại giảm và sản lượng gỗ khai thác tăng. Cụ thể, diện tích rừng trồng tập trung trong tháng 7-2019 ước tính đạt 14,8 nghìn ha, giảm 11% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 6,4 triệu cây, giảm 2,7%; sản lượng gỗ khai thác đạt 1,47 triệu m3, tăng 3,6%; sản lượng củi khai thác đạt 1,5 triệu ste, giảm 3,2%.

Một số địa phương có sản lượng gỗ khai thác trong tháng tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Quảng Trị, Nghệ An, Yên Bái, Phú Yên, Lâm Đồng…

Mới đây, ngày 26/7, ông Nguyễn Tấn Lái, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) cho biết, suốt sáu tháng qua trên địa bàn huyện không có mưa, nắng nóng khốc liệt khiến hạn hán diễn ra gay gắt trên diện rộng.

Theo thống kê ban đầu, toàn huyện có khoảng 300 ha rừng sản xuất, chủ yếu là rừng trồng keo lai bị chết cháy, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

“Trong vòng mấy chục năm qua, đây là lần đầu tiên xảy ra tình trạng rừng sản xuất bị chết khô do nắng hạn”, ông Nguyễn Tấn Lái nói và cho biết thêm: Đến thời điểm này, toàn huyện có 10 hồ chứa nước đã trơ đáy, hai hồ chứa nước còn lại là Diên Trường và An Thọ đang ở mực nước chết.

Hàng loạt hồ chứa nước, ao hồ, sông suối cạn kiệt khiến toàn huyện Đức Phổ có 2.200 ha lúa hè thu trong giai đoạn trổ bông bị hạn nặng, hơn 2.100 hộ gia đình thiếu nước sinh hoạt. Ngoài ra, còn có 346 ha đất sản xuất nông nghiệp ở các xã Phổ Cường, Phổ Minh, Phổ Văn phải bỏ hoang.

Ngọc Linh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Diện tích rừng bị cháy cao gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2018