Dinh dưỡng cho bệnh đau dạ dày bạn nên biết

06/01/2018 02:47
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến nhất trên thế giới, từ trẻ em cho đến người già, nam nữ đều có thể dễ dàng bị đau dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau như: bạn bị đau dạ dày do thói quen ăn uống, ăn quá nhanh, ăn không đúng bữa, stress – trầm cảm, bia rượu hay hoạt động mạnh sau ăn… Sau đây là lời khuyên dinh dưỡng hữu ích cho người bị đau dạ dày.

Bạn bị đau dạ dày có thể là do thói quen ăn uống, ăn quá nhanh, ăn không đúng bữa…

Khi có dấu hiệu đau dạ dày người bệnh nên ăn uống điều độ đúng giờ, không ăn quá no hoặc để bụng quá đói; ăn chậm, nhai kỹ trong một không gian thư giãn sẽ tốt cho việc tiêu hóa thức ăn.

– Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ. Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ, tăng cường luộc, hấp và hạn chế chiên, xào.

– Thực phẩm nên ăn: cháo, cơm nát, bánh mì, bánh quy, cơm nếp, bánh chưng, khoai tây, khoai sọ (luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng xúp); thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om; sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát; đường, bánh, mứt, mật ong, kem, thạch, chè, nước lọc, nước khoáng…

– Thực phẩm nên kiêng: các loại thực phẩm có độ axít cao; các loại quả chua (như chanh, cam, bưởi), cà muối, giấm, mẻ, tương ớt…; các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày (các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành…); các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày (rượu, bia, ớt, tỏi, càphê, trà…); các loại thức ăn tăng tiết axít như các loại nước xốt thịt, cá đậm đặc…

– Trường hợp viêm dạ dày cấp tính cần có thời gian cho dạ dày lành vết thương. Vì vậy có thể nhịn ăn trong vòng 24 – 48 giờ vì thức ăn vào dạ dày sẽ làm kích thích tiết axít càng làm loét vết thương. Sau thời gian nhịn ăn nên ăn xúp nấu với rau, thịt nghiền; uống sữa hoặc ăn kem với năng lượng từ 1.200 – 1.300kcal.

– Uống trà ấm: Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày, nhiệt độ uống tốt là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.

Nếu là viêm dạ dày mạn tính, người bệnh thường bị thiếu dinh dưỡng do tiêu hoá hấp thu kém, không hấp thu được các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B12 và sắt, chất đạm, dẫn tới thiếu máu. Chế độ ăn khi đó cần cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm, đặc biệt cần bổ sung thêm các loại vitamin và muối khoáng như: axít folic, vitamin A, D, K, canxi, sắt, kẽm, magiê.

Ngọc Linh (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dinh dưỡng cho bệnh đau dạ dày bạn nên biết