Động vật có vỏ ở Bắc Băng Dương có nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu

Ngọc Ánh (t/h)|23/06/2020 05:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Các nhà khoa học đã cảnh báo, động vật có vỏ ở Bắc Băng Dương có nguy cơ tuyệt chủng trong vòng 80 năm nữa do axit hóa và biến đổi khí hậu.

Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng động vật có vỏ có thể sẽ tuyệt chủng khi Bắc Băng Dương bị axít hóa, do biến đổi khí hậu. Theo các chuyên gia, Bắc Băng Dương sẽ hấp thụ nhiều carbon dioxide hơn dự kiến trong vòng 80 năm tới, khiến nồng độ axit trong nước gia tăng.

Nếu không có các đại dương trên Trái đất, hành tinh của chúng ta sẽ nóng lên nhanh hơn nhiều so với hiện tại, đó là bởi vì các đại dương hấp thụ phần lớn CO2 mà con người đang thải vào khí quyển.

Tuy nhiên, thật không may tất cả những gì carbon hấp thụ làm cho quá trình axit hóa trong đại dương ngày một phức tạp hơn. Axit hóa đại dương là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các loài xây dựng bộ xương và có vỏ canxi cacbonat, bao gồm động vật thân mềm, nhím biển, sao biển và san hô.

Bắc Băng Dương sẽ hấp thụ nhiều CO2 khi nhiệt độ không khí giảm, khiến phần nước bề mặt của đại dương trở nên mặn hơn. Nước bề mặt cũng thay đổi tính chất, trở nên “đặc” hơn, chìm xuống dưới, qua đó gia tăng sự vận chuyển CO2 đến phần đáy đại dương.

Nhà nghiên cứu hàng đầu Dr Jens Terhaar của đại học Bern (Thụy Sĩ) đã tìm thấy mối tương quan mạnh mẽ giữa mật độ bề mặt biển Bắc cực ngày nay và sự hình thành nước sâu liên quan, đồng thời liên kết mối tương quan với sự thay đổi của các dự đoán hấp thụ carbon.

Bắc Băng Dương

Các nhà khoa học có thể thu hẹp phạm vi và cải thiện độ chính xác của các dự đoán mô hình bằng cách cung cấp cho các mô hình những quan sát chính xác hơn về mật độ mặt nước biển.

Những phát hiện mới cho thấy rằng nếu lượng khí thải carbon của con người tiếp tục không suy giảm, Bắc Băng Dương sẽ hấp thụ CO2 nhiều hơn 20% trong thế kỷ XXI so với dự đoán trước đây.

“Điều này dẫn đến việc axit hóa đại dương tăng cường đáng kể, đặc biệt là từ 200 đến 1000m”, Jens Terhaar, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Bern, Thụy Sĩ, cho biết.

Các nhà khoa học đã so sánh chỉ số của phần nước bề mặt và mô phỏng chỉ số vùng nước sâu trong điều kiện khí hậu hiện nay. Họ nhận thấy một sự khác biệt lớn về lượng CO2 trong 80 năm tới.

Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sỹ Lester Kwiatkowski cho biết: “Kết quả nghiên cứu này cho thấy các sinh vật ở Bắc Cực sẽ khó thích nghi với hiện tượng axit hóa đại dương. Sự biến mất của các sinh vật này sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ chuỗi thức ăn ở Bắc Cực, bao gồm cả cá và các loài động vật có vú dưới đáy biển”.

Ngọc Ánh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Động vật có vỏ ở Bắc Băng Dương có nguy cơ tuyệt chủng do biến đổi khí hậu