Dùng ánh trăng nhân tạo thay thế đèn đường

Quỳnh Dao (T/h)|29/10/2018 06:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Các nhà thầu tư nhân ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) dự định thay thế toàn bộ hệ thống đèn đường ở thành phố này bằng hệ thống mặt trăng nhân tạo. Sự thay thế này cho cường độ ánh sáng lớn hơn gấp 8 lần so với ánh trăng bình thường vào ban đêm.

>>>Miền Bắc đồng loạt tăng nhiệt

>>>Nghệ An: Cam rụng hàng loạt vì nhiễm bệnh

Theo đó, dự án đầy tham vọng trên đã được công bố tại một sự kiện sáng tạo và doanh nghiệp tổ chức ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Ông Ngô Tuấn Phong – Chủ tịch Nhà thầu không gian tư nhân Chengdu và Viện nghiên cứu hệ thống vi điện tử Thành Đô, đã công bố kế hoạch phóng một vệ tinh chiếu sáng giống như “Mặt trăng nhân tạo” lên không gian (bầu trời ở thành phố Thành Đô). Vệ tinh này sẽ cung cấp một nguồn ánh sáng có cường độ lớn gấp 8 lần so với ánh sáng của đêm trăng bình thường, và thậm chí nó còn có thể chiếu sáng cả một khu vực rộng lớn có đường kính lên tới khoảng hơn 50 km2.

Cường độ ánh sáng và thời gian hoạt động của vệ tinh “Mặt trăng nhân tạo” có thể điều chỉnh được, và độ chính xác của ánh sáng cũng được điều chỉnh đến từng 10m. Dự kiến đến năm 2022, vệ tinh này sẽ được phóng lên bầu trời Thành Đô. Dự án trên hoàn toàn không gây lãng phí mà còn giúp giảm chi phí vận hành hệ thống đèn đường.

Với cường độ ánh sáng và hoạt động của vệ tinh sẽ được kiểm soát rất cao, ánh sáng của vệ tinh “Mặt trăng nhân tạo” chỉ là ánh sáng mờ nên không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người cũng như các loài động, thực vật khác.

Quỳnh Dao (T/h)

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dùng ánh trăng nhân tạo thay thế đèn đường