Giải pháp quản lý và mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Hà Linh (T/h)|22/12/2018 00:33
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết cùng với việc tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng lớn. Bộ đang xây dựng và hoàn thiện Đề án tăng cường năng lực quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn.

– Ngày 21/12, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo khoa học bàn về các giải pháp quản lý và mô hình công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

>>> Đà Nẵng: Bắt đầu tiến hành phân loại rác từ năm 2019

>>> Hà Nội: Tổ chức giám sát quy trình xử lý rác thải sinh hoạt tại Sóc Sơn

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các khu đô thị khoảng 38.000 tấn/ngày và tỷ lệ thu gom đạt khoảng 85%, khu vực nông thôn khoảng 32.000 tấn/ngày nhưng tỷ lệ thu gom còn thấp, trung bình 40-55%.

Ảnh minh họa

Nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi, việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt rất khó khăn, rác thải được thải trực tiếp ra ao hồ, sông, suối, ruộng đồng hoặc tập trung tại các bãi rác tự phát, chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Việc vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hiện đang gặp khó khăn do quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải ở xa khu dân cư, làm tăng chi phí vận chuyển từ điểm trung chuyển đến bãi chôn lấp chất thải. Trong khi đó, mức phí vệ sinh môi trường thu từ các hộ gia đình mới đáp ứng một phần cho hoạt động thu gom chất thải, không đủ để chi trả cũng như duy trì cho hoạt động vận chuyển.

Việc đầu tư và xây dựng các khu xử lý chất thải, các bãi chôn lấp hợp vệ sinh mới chỉ thực hiện ở một số tỉnh có nguồn thu ngân sách lớn. Việc đầu tư, vận hành cơ sở xử lý chất thải tại các cơ sở vùng sâu, vùng xa và tỉnh có nguồn thu ngân sách thấp đa phần chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. Đặc biệt, do những ảnh hưởng tiêu cực của việc chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt như ô nhiễm nước ngầm, nước mặt, ô nhiễm không khí do đốt… gây mất an ninh trật tự địa phương do người dân phản đối việc xây dựng, vận hành các cơ sở xử lý chất thải sinh hoạt. Do đó, thời gian tới, các địa phương tập trung các nguồn lực để giải quyết các vấn đề bức xúc về chất thải.

Theo báo cáo của Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hiện nay tại các khu đô thị khoảng 38.000 tấn/ngày và tại khu vực nông thôn khoảng 32.000 tấn/ngày. Trong đó, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải tại khu vực đô thị đạt khoảng 85%; tại khu vực nông thôn còn thấp, trung bình đạt khoảng 40-55%.

Việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường; chất thải rắn sinh hoạt chưa được quản lý, xử lý và thải bỏ một cách an toàn, đây chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, nhiều trường hợp gây mất an ninh trật tự địa phương do người dân phản đối.

Tại Hội thảo, các đại biểu cũng đã trình bày tham luận về các chủ đề: Tình hình quản lý chất thải rắn tại Việt Nam; Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn; Quản lý chất thải rắn tại các đô thị Hàn Quốc…

Việt Nam đang tập trung ba loại hình công nghệ chính là chôn lấp, sản xuất phân vi sinh và đốt. Trong đó, chỉ có khoảng 30% các bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Hiện có khoảng 30 cơ sở xử lý chất thải thành phân mùn hữu cơ và gần 300 lò đốt chất thải rắn sinh hoạt, chủ yếu là lò đốt rác cỡ nhỏ, quy mô cấp xã.

Hà Linh (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giải pháp quản lý và mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt