Giữ gìn sức khỏe trong thời tiết giá lạnh

Minh Anh (t/h)|23/12/2019 01:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Thời tiết các tỉnh miền Bắc đang rét đậm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe mọi người, việc phòng tránh rét vẫn rất cần được lưu tâm cho trẻ em, người già…

Vào các đợt rét, bệnh nhân đột quỵ bao giờ cũng có xu hướng tăng 10 – 20% so với ngày thường. Nguyên nhân đột quỵ có nhiều, bao gồm những người vốn sẵn có các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cao, béo phì, hút thuốc lá…

Đáng chú ý, nhiều bệnh nhân cao tuổi bị đột quỵ khi đi tập thể dục lúc sáng sớm trong những ngày nhiệt độ xuống thấp. Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khỏe nhưng cũng cần lựa chọn môi trường tập luyện phù hợp để không gây tác dụng ngược cho sức khỏe. Theo các chuyên gia y tế, trong những ngày giá rét, không nên dậy sớm ra ngoài đi bộ từ 4 – 5 giờ sáng. Có thể tập muộn hơn vào lúc trước và sau 8 giờ sáng, hoặc là vào lúc 4 – 5 giờ chiều. Cần chú ý phải tập ở nơi kín gió.

Ảnh minh họa

Nhiệt độ xuống quá thấp cộng với luồng không khí lạnh tăng cường là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người mắc bệnh, ngoài đột quỵ thì viêm đường hô hấp là phổ biến. Nhất là với trẻ nhỏ, do trọng lượng cơ thể thấp, khả năng sinh nhiệt để duy trì nhiệt độ cơ thể cũng hạn chế nên càng dễ bị các biến chứng do nhiễm lạnh. Ngược lại, với người từ 60 tuổi trở lên, thể trạng yếu, cơ thể khó chống chọi với nhiệt độ lạnh nên thường gặp các bệnh về huyết áp, tim mạch, xương khớp…
Ăn no, mặc ấm

Hãy ăn uống đầy đủ – nghĩa là tiêu thụ nhiều năng lượng hơn mức cần đốt cháy – điều này sẽ giúp cơ thể bạn đối phó với cái lạnh tốt hơn. Đây là điều rất quan trọng để giúp lượng đường huyết đủ để cung cấp năng lượng cần cho việc giữ ấm khi trời lạnh. Mặc ấm bằng các chất vải dày, len dạ, mặc nhiều lớp, đi tất giúp cơ thể không bị mất nhiệt.

Ngâm chân nước nóng, giữa chân và các cơ quan trong cơ thể có mối quan hệ đối xứng, xoa bóp vào bất kỳ một khu phản xạ nào ở chân đều có thể kích thích tuần hoàn máu, cân bằng nội phân tiết, thúc đẩy công năng sức khỏe đối với một bộ phận tương ứng trên cơ thể. Ngâm chân nước nóng vẫn được biết đến như một phương pháp “lợi trong lợi ngoài”: nó giúp bạn phục hồi nguyên khí và làm ấm cơ thể vào mùa đông, giải trừ cảm giác say nắng vào mùa hè, giúp nhuận tràng vào mùa thu. Như bạn đã biết, dưới lòng bàn chân có rất nhiều huyệt đạo và mạch máu. Ngâm chân nước nóng sẽ giúp lưu thông máu, cơ thể được khỏe mạnh và làm ấm cơ thể.

Tập thể dục không chỉ giúp bạn có một sức khỏe tốt, có một vóc dáng như ý, mà còn giúp bạn cảm thấy ấm người hơn. Khi tập thể dục, cơ thể bạn sẽ tạo ra nhiệt, giúp cơ thể ấm áp hơn. Đi bộ có thể nói là cách vận động tự nhiên nhất, đơn giản nhất trong mùa đông. Khi đi bộ vận động, bạn phải sải bước chân thật dài kết hợp đánh mạnh tay. Đừng coi nhẹ động tác đơn giản này, vì nó làm tăng lượng vận động lên gấp nhiều lần. Mỗi ngày bạn chỉ cần đi bộ khoảng 20 phút. Kiên trì đi bộ nhanh sẽ giúp bạn có sức khỏe tốt trong những ngày lạnh giá mà không sợ rét.

Tập yoga cũng là cách giúp bạn giữ ấm cơ thể hiệu quả: Yoga có nhiều dạng bài tập khác nhau, có bài yoga mùa đông, dành riêng cho việc làm ấm người. Mỗi ngày dành một chút thời gian tập luyện bạn sẽ không còn lo chuyện run cầm cập nữa. Theo một số chuyên gia, nên tập yoga sau khi ăn 2 tiếng. Trước khi tập phải khởi động kỹ các khớp xương và cổ; tập xong nghỉ ngơi khoảng 30 phút có thể ăn uống.

Minh Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giữ gìn sức khỏe trong thời tiết giá lạnh