Hà Nội: Đổi mới đầu tư, phát triển thủy lợi

Hồng Anh (T/h)|07/01/2019 06:01
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

– Để phục vụ nền nông nghiệp theo định hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững, việc đổi mới đầu tư, phát triển thủy lợi Thủ đô là tất yếu.

>>>Thông báo thời gian bình chọn cho các tác phẩm lọt Top 05 của cuộc thi ‘Biến đổi khí hậu với cuộc sống’ năm 2018

>>>Tàu cá BL 93222 TS và 8 thuyền viên gặp nạn cập cảng Côn Đảo an toàn

Ảnh minh họa

Theo Hà Nội Mới, hệ thống thủy lợi của TP Hà Nội hiện có 14.319km kênh mương, 1.972 trạm bơm, 95 hồ chứa nước, 116 đập dâng… Theo thiết kế, hệ thống này bảo đảm cấp nước tưới chủ động cho 112.715ha sản xuất nông nghiệp, bằng 90% diện tích có yêu cầu tưới; trong đó có khoảng 92.120ha lúa, 8.169ha hoa và cây cảnh, 10.321ha nuôi trồng thủy sản, 2.105ha cây ăn quả, cây chè…

Theo Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Nội Chu Văn Tuấn, nếu chỉ phục vụ trồng lúa, trong điều kiện thời tiết bình thường thì hệ thống thủy lợi của thành phố hiện nay đủ năng lực. Tuy nhiên, trước diễn biến ngày càng cực đoan của thời tiết và yêu cầu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, hệ thống thủy lợi của thành phố cần được tăng cường đầu tư.

Thực tế hiện nay, hơn 40% số lượng công trình thủy lợi của thành phố được đầu tư xây dựng trước năm 1970, hơn 75% công trình trạm bơm và hơn 80% hồ chứa được xây dựng trước năm 1990. Sau nhiều năm hoạt động, nhiều công trình thủy lợi đã bị xuống cấp, lạc hậu về công nghệ, hiệu quả phục vụ bị suy giảm…

TP Hà Nội đã và đang tập trung đầu tư xây dựng những công trình trọng điểm, như: Dự án Tiếp nước, cải tạo, khôi phục sông Tích từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì; xây dựng Cụm công trình đầu mối Liên Mạc, Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, cải tạo, nâng cấp hệ thống Trạm bơm tiêu Đông Mỹ, để khắc phục tình trạng úng ngập, hạn hán xảy ra trên diện rộng, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hồng Anh (T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Đổi mới đầu tư, phát triển thủy lợi