Hà Nội: siết chặt tiêu chuẩn lát đá vỉa hè

Hoài Thu (T/h)|18/04/2019 12:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Cụ thể, văn bản yêu cầu các quận, huyện phải căn cứ vào điều kiện và tình hình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, tổ chức khảo sát, đánh giá kỹ hiện trạng, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch xây dựng mới và cải tạo, chỉnh trang vỉa hè các tuyến phố, báo cáo Ban thường vụ quận ủy, huyện ủy, thị ủy để lãnh đạo, chỉ đạo.

– Song song với việc ban hành danh sách các tuyến phố, tuyến đường sẽ được lát đá tự nhiên, thành phố Hà Nội cũng ban hành bộ thiết kế mẫu hè đường đô thị trên địa bàn.

>>>Huế: Xây dựng thành phố truyền thông thông minh đầu tiên tại Việt Nam

>>>Lần đầu tiên xuất hiện trụ nước sạch miễn phí phục vụ người dân thủ đô

Thành phố yêu cầu chỉ làm mới vỉa hè các tuyến phố khi đã xuống cấp, chất lượng không đảm bảo và đã đầu tư đồng bộ, ổn định hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cây xanh, hạ ngầm đường điện, thông tin liên lạc, chiếu sáng…) và nằm trong kế hoạch đầu tư trung hạn của quận, huyện, thị xã. Trường hợp còn lại chỉ tiến hành chỉnh trang, duy tu, tránh lãng phí.

Lát đá vỉa hè ở Hà Nội từng có nhiều vấn đề. Ảnh: Trường Phong

Chủ đầu tư các công trình xây dựng mới, cải tạo hè đường đô thị có trách nhiệm áp dụng thiết kế mẫu và thực hiện nghiêm các quy định về chất lượng công trình.

Đồng tình với việc thành phố ban hành “chuẩn” chung, nhiều chuyên gia cũng cho rằng để các tuyến đường, tuyến phố ngày càng đẹp, các địa phương cần căn cứ vào kế hoạch chung, hiện trạng vỉa hè của từng tuyến phố để thực hiện cải tạo, chỉnh trang.

Việc chỉnh trang phải bảo đảm đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và mỹ quan khu vực, tránh tình trạng vỉa hè vừa làm xong đã phải đào bới để thi công các công trình hạ tầng.

Ngoài ra, chỉ lát đá vỉa hè khi tuyến phố đã được hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, gồm cây xanh, hạ ngầm đường dây điện, dây thông tin, chiếu sáng… được đầu tư đồng bộ, ổn định.

Vật liệu đá tự nhiên phải phù hợp tiêu chuẩn, không sử dụng nhóm đá vôi. Đối với các loại vật liệu khác cần lựa chọn chủng loại có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, cường độ bảo đảm theo tiêu chuẩn thiết kế. Các trường hợp còn lại chỉ nên tiến hành chỉnh trang để tránh lãng phí.

Trong quá trình thi công lát đá, các địa phương cần phát huy vai trò giám sát của cộng đồng trong việc sử dụng vật liệu lát vỉa hè, quá trình thi công công trình, tránh để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí hoặc làm qua loa, ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ cũng như tuổi thọ của công trình.

Có thể nói việc ban hành các “chuẩn” mẫu thiết kế vỉa hè, kèm theo quy định tiêu chuẩn chất lượng; đồng thời gắn trách nhiệm của các sở, địa phương trong quá trình cải tạo, chỉnh trang hè phố là rất cần thiết.

Thực tế cho thấy nếu thiếu sự giám sát chặt chẽ, nhiều khu vực vừa thi công xong đã hư hỏng, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân, làm xấu cảnh quan đô thị, gây lãng phí.

Hoài Thu (T/h)

Bài liên quan
  • [VIDEO] Cây xanh tại Hà Nội đang kêu cứu
    Tỷ lệ cây xanh đô thị của Hà Nội mới đạt khoảng 2m2/người, trong khi quy chuẩn với các đô thị loại 1, loại đặc biệt tối thiểu 6-7 m2/người. Thiếu cây xanh, nhưng với những cây hiện có, công tác bảo vệ cây vẫn đang gặp rất nhiều bất cập.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: siết chặt tiêu chuẩn lát đá vỉa hè