Hiểm họa của biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng đến hàng trăm triệu dân

Minh Anh|13/05/2021 00:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Trong mấy thập kỷ qua, nhân loại đã chứng kiến và các nhà khoa học trên khắp thế giới đã liên tục báo động về những biến động bất thường của khí hậu toàn cầu. Hiện tượng bề mặt địa cầu, trước hết là khí quyển và thủy quyển không ngừng nóng lên ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên toàn thế giới.

Băng vĩnh cửu tan chảy vào đại dương cũng như việc tăng thể tích nước do thủy quyển ấm lên là nguyên nhân làm tăng mực nước đại dương (theo tính toán của các nhà khoa học mức tác động của 2 yếu tố trên là xấp xỉ nhau). Băng vĩnh cửu tan cũng là do nhiệt độ bề mặt trái đất ấm nóng lên.

Hàng trăm thành phố trên thế giới không có kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu bất chấp các mối đe dọa ngày càng gia tăng từ lũ lụt, sóng nhiệt và ô nhiễm… những hiện tượng thời tiết cực đoan được dự báo có thể đẩy 400 triệu người trên khắp hành tinh đứng trước những rủi ro khôn lường.

Người dân miền Trung phải hứng chịu lũ lụt (nguyên nhân từ biến đổi khí hậu) ngày một nặng nề hơn

Với việc ngày càng có nhiều người đến sống ở các khu vực thành thị, CDP ước tính rằng đến năm 2030, khoảng 400 triệu người sẽ phải sống trong các thành phố nghèo.

Có thể thấy, 5 mối nguy hiểm hàng đầu gồm lũ lụt, sóng nhiệt, mưa bão, những ngày nóng và hạn hán kỷ lục và ô nhiễm không khí cũng là mối quan ngại lớn liên quan đến sức khỏe cộng đồng.

Các chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu đang thực hiện ở các thành phố, được CDP thống kê, mới chỉ bao gồm trồng cây (20%), lập bản đồ lũ lụt (18%) và phát triển kế hoạch quản lý khủng hoảng như hệ thống sơ tán (14%). Với các thành phố chiếm 70% lượng khí thải toàn cầu, báo cáo cho biết các trung tâm đô thị cũng đang xem xét các kế hoạch như tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và cải thiện không gian xanh, cơ sở hạ tầng giao thông và tái chế.

Việt Nam là một trong những nước sẽ bị tác động lớn, khi đó sẽ có đến 10,8% số dân Việt Nam bị tác động nặng nề do có hai đồng bằng thấp chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Việt Nam, một nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, nằm trong nhóm nước dễ bị tổn thương bởi các vấn đề môi trường do biến đổi khí hậu gây ra như lũ lụt, hạn hán, bão… bên cạnh đó, với bờ biển dài, vấn đề mực nước biển dâng cao có thể làm mất 12,2% diện tích đất của Việt Nam và đe dọa tới chỗ sinh sống của 17 triệu người.

Minh Anh 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hiểm họa của biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng đến hàng trăm triệu dân