Hợp tác Mê Kông cần hơn bao giờ hết

Lương Nguyễn|20/04/2019 09:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Ngày nay, chúng ta – những người sống ở lưu vực sông Mê Kông – phải đối mặt với những rủi ro và thách thức chưa từng có: Thời tiết khắc nghiệt hơn – lũ lụt, bão tố, hạn hán, dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu – đã thay đổi lưu vực dòng sông.

– Nhật báo Phnompenhpost đăng tải bài viết của tân Giám đốc điều hành thuộc Ban Thư ký Ủy hội sông Mê Kông quốc tế (MRC) An Pich Hatda đã nhấn mạnh việc tăng cường và thúc đẩy hợp tác lưu vực có thể giải quyết được những thách thức và rủi ro mà Mê Kông đang phải đối mặt.

>>>Thượng nguồn sông Mê Kông: Chuyển đổi sinh kế để ứng phó biến đổi khí hậu

>>>Duy trì nhịp đập của Mê Công bằng cách nào?

Đồng thời, chúng ta phải đối mặt với sự đánh đổi khó khăn giữa sự phát triển nhanh trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông, nông nghiệp cùng những tác động bất lợi đến môi trường và sinh kế địa phương.

Sản lượng đánh bắt cá đang thay đổi và dự kiến sẽ giảm, vận chuyển trầm tích xuống hạ nguồn cũng giảm, đe dọa đến sản lượng nông nghiệp, và đa dạng sinh học đang hứng chịu áp lực lớn.

Chưa bao giờ chúng ta phải đối mặt với những tình huống phức tạp, bất định đến vậy và chưa bao giờ cần phải cùng nhau tìm cách giảm thiểu rủi ro, chia sẻ lợi ích và tăng khả năng phục hồi như bây giờ.

Theo cách này, MRC sẽ tiếp tục đóng vai trò là diễn đàn và nền tảng ngoại giao nước của lưu vực sông Mê Kông để thảo luận và thúc đẩy các giải pháp cho những thách thức cấp khu vực, củng cố nền tảng của tổ chức, tiếp tục cung cấp kịp thời kiến thức khoa học và đề xuất các giải pháp bền vững.

Ngư dân sông Mê Công thu lưới. Năm 2016, MRC đã cảnh báo các dự án phát triển sẽ gây ảnh hưởng thảm khốc đến ngư nghiệp (Ảnh: Heng Chivoan)

Nâng cao nhận thức về thực trạng của lưu vực sông Mê Kông

Chỉ bằng cách thấu hiểu tình trạng hiện tại của lưu vực sông Mê Kông đã thay đổi như thế nào và động lực của những thay đổi này, chúng ta mới có thể quản lý các thách thức hiệu quả hơn.

Báo cáo sắp tới của MRC về Tình trạng lưu vực sông, dự kiến công bố vào cuối năm nay, sẽ cung cấp cho chúng ta cái nhìn mới nhất và toàn diện nhất về xu hướng kinh tế, xã hội, môi trường, biến đổi khí hậu và hợp tác trong lưu vực.

Đáng chú ý là phần phác thảo các tác động tiềm năng của sự phát triển liên quan đến nước và các ngành liên quan cũng như cơ hội để đầu tư thông minh hơn cho lưu vực sông Mê Kông hiện tại và trong những năm tới.

Để đảm bảo giám sát và chia sẻ thông tin về các rủi ro và thay đổi mới nổi. MRC sẽ củng cố mạng lưới giám sát và hệ thống dự báo lũ lụt, hạn hán trên toàn lưu vực.

Trong vài năm tới, tôi hy vọng sẽ cải thiện cách thức Hiệp định Mê Kông 1995 và 5 Thủ tục hỗ trợ các quốc gia thành viên quản lý tài nguyên nước của lưu vực.

Điều này cũng sẽ được củng cố thông qua Chương trình Giám sát Môi trường chung đã được lên kế hoạch, hỗ trợ các quốc gia thành viên MRC giám sát và báo cáo tác động môi trường xuyên biên giới của các dự án thủy điện dòng chính Mê Kông.

Tăng cường hợp tác để phục hồi

Việc nắm chắc các yếu tố bất định xung quanh hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu, giám sát chung và quản lý thích ứng có vai trò rất quan trọng.

Tuy nhiên, nhận thấy những thách thức hiện tại và tương lai là chưa đủ, tất cả các bên liên quan trong lưu vực sông Mê Kông cần phải hợp tác và đưa ra các thông tin đầy đủ để tối ưu hóa thành công lợi ích, quản lý rủi ro từ phát triển.

Bước đầu tiên, MRC tiếp tục tăng cường quản lý dữ liệu và thông tin để xác minh và chia sẻ thông tin cũng như kiến thức một cách rộng rãi, nhanh chóng.

Chúng tôi cũng đang nỗ lực không ngừng tập hợp các chính phủ, chủ thể khu vực tư nhân, đối tác phát triển, các nhà nghiên cứu, NGO và các tổ chức xã hội dân sự để đối thoại cởi mở và mang tính xây dựng về phát triển bền vững.

Cuối cùng, để đối ứng hiệu quả với những thay đổi và rủi ro trên toàn lưu vực đòi hỏi sự hợp tác rộng rãi hơn giữa các quốc gia thành viên MRC và nhất là với nước láng giềng Trung Quốc ở thượng nguồn.

Chủ động ứng phó và thích nghi với những tình huống bất ngờ

Mặc dù MRC được thiết lập và công nhận là tổ chức lưu vực sông dựa trên hiệp ước quốc tế và nền tảng ngoại giao giữa các nước chính trong lưu vực sông Mê Kông, chúng tôi vẫn có cơ hội cải thiện hợp tác toàn lưu vực.

MRC cam kết đạt được sinh kế bền vững, công bằng cho người dân lưu vực sông, trong khi vẫn thúc đẩy và bảo tồn lợi ích phát triển.

Để làm được điều này, tôi mong muốn tiếp tục có đầu vào và sự hợp tác giữa tất cả các bên liên quan – chỉ cùng nhau chúng ta mới có thể đảm bảo một tương lai kiên cường cho lưu vực và người dân sông Mê Kông.

Lương Nguyễn


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hợp tác Mê Kông cần hơn bao giờ hết