Indonesia: Chiến dịch tái sinh dòng sông ô nhiễm nhất thế giới

Trúc Linh (t/h)|26/01/2019 05:33
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Với chi phí ước tính lên tới 3,5 tỷ USD, dự án cải tạo sông Citarum hướng tới mục tiêu đầy tham vọng là đến năm 2025, nước sông đủ sạch để có thể uống được.

>>> Quảng Bình: Chìm tàu chở than, 14 thuyền viên may mắn được cứu sống

>>> Tàu khách siêu tốc chuyên tuyến Sa Kỳ-Lý Sơn đã tông chìm một tàu cá của ngư dân

Binh sĩ Indonesia dọn rác trên sông Citarum.

Tây Java, tỉnh đóng góp khoảng 14% GDP của Indonesia là nơi tọa lạc của nhiều khu công nghiệp và chế xuất và Citarum là dòng sông dài nhất ở tỉnh Tây Java, với chiều dài gần 300km. Theo thống kê của cơ quan điều phối hoạt động đường thủy Indonesia, có khoảng 2.800 nhà máy đang hoạt động dọc theo dòng sông này.

Gần 30 triệu người dân Indonesia hiện đang sống dựa vào nguồn nước của sông Citarum. Đây cũng là dòng sông cung cấp nước cho các trang trại thủy sản, nước tưới cho 400.000ha đất nông nghiệp và làm đầy các hồ chứa thủy điện.

Năm 2013, tổ chức hoạt động vì môi trường Greenpeace phát hiện nhiều loại hóa chất độc hại có trong nước sông Citarum như chì, cadmium,… Lượng chì có trong nước sông cao hơn 1.000 lần so với tiêu chuẩn nước uống của Mỹ, trong khi lượng nhôm, sắt và mangan đều cao hơn nhiều so với mức khuyến cáo. Ngân hàng thế giới (World Bank) gọi đây là dòng sông ô nhiễm nhất thế giới.

Tháng 2/2018, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã công bố kế hoạch kéo dài 7 năm để tái sinh dòng sông Citarum với mục tiêu đầy tham vọng là nước sông đủ sạch để có thể uống được vào năm 2025.

Ông Joko Widodo yêu cầu tất cả chính quyền khu vực và địa phương cùng tham gia tiến trình làm sạch dòng sông ô nhiễm. Ông cũng ký quyết định thành lập một lực lượng đặc biệt chịu trách nhiệm làm sạch và giám sát quá trình cải tạo sông Citarum, bao gồm đại diện của nhiều bộ ngành, cảnh sát và quân đội.

Với chi phí ước tính lên tới 3,5 tỷ USD, dự án cải tạo sông Citarum hướng tới mục tiêu đầy tham vọng là đến năm 2025, nước sông đủ sạch để có thể uống được. Sau khi làm sạch dòng sông, các nhà chức trách Indonesia dự kiến sẽ xây dựng thêm hồ chứa để giảm thiểu ảnh hưởng của lũ lụt và trồng cây xanh ở nhiều khu vực để phòng chống sạt lở đất và bảo vệ môi trường.

Trúc Linh (t/h)

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Indonesia: Chiến dịch tái sinh dòng sông ô nhiễm nhất thế giới