Kawasaki: Căn bệnh lạ đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em

Kim Dung(T/h)|26/05/2017 22:58
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Kawasaki là bệnh gì?

(Moitruong.net.vn) – Kawasaki – căn bệnh trước đây rất hiếm gặp và thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Vài năm trở lại đây, số trẻ mắc bệnh Kawasaki ngày một tăng cao, bệnh khởi phát một cách đột ngột gây nhiều biến chứng rất nguy hiểm cho trẻ. 

Bác sĩ Vũ Minh Phúc, Trưởng Khoa tim mạch bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết: “Kawasaki là căn bệnh gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt là những trẻ nhỏ từ 1-2 tuổi có nhiều nguy cơ mắc bệnh này hơn cả. Bệnh gây biến chứng phình động mạch vành hoặc giãn động mạch vành do hậu quả của viêm mạch. Tỷ lệ tử vong do bệnh này chiếm khoảng 0,1-1%. Bệnh này do một bác sĩ người Nhật tên là Tomisaku Kawasaki tìm ra vào năm 1967”.

Tuy nhiên cho đến nay y tế thế giới vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Do đó, việc điều trị của các bác sĩ chỉ dựa trên những biểu hiện của loại bệnh này. Bệnh khởi phát cấp tính, với những triệu chứng: sốt cao kéo dài; phát ban đỏ khắp cơ thể; hai mắt đỏ, môi đỏ, lưỡi đỏ; bong rộp ở miệng; bong rộp ở đầu các ngón tay, ngón chân; nổi hạch ở cổ; có thể kèm theo sưng và đỏ ở lòng bàn tay, bàn chân. Ngoài ra còn có những triệu chứng khác như: rối loạn tiêu hóa; trẻ có thể bị đau bụng; vàng da; túi mật to; gan to…

HINH 1

Bệnh Kawasaki còn có tên gọi khác là hội chứng hạch bạch huyết dưới da, hội chứng hạch bạch huyết dưới da sốt cấp tính.

Triệu chứng của bệnh Kawasaki
+ Sốt liên tục trên một tuần, dùng kháng sinh không giảm.
+ Phát ban thường xuất hiện sớm khi mắc bệnh; một số bệnh nhân hình thành ban rõ rệt ở vùng háng. Ban thường xuất hiện màu đỏ sáng hoặc các đốm không rõ nét với nhiều kích cỡ khác nhau hoặc từng đám lớn các đốm dính nhau. Sốt tiếp tục tăng và giảm, có thể lên đến ba tuần.
+ Viêm mắt (viêm màng kết), thường không chảy dịch, hình thành trong tuần bị bệnh đầu tiên.
+ Lòng bàn tay và lòng bàn chân thường chuyển sang màu đỏ sáng. Bàn tay và bàn chân có thể sưng lên.
+ Lưỡi của trẻ có thể bị đỏ và có các mụn nhỏ nổi lên; tình trạng này còn được gọi là “lưỡi dâu tây”. Lưỡi trở nên khô và nứt và thường có màu đỏ tươi. Màng nhầy miệng chuyển sang màu đỏ sẫm hơn bình thường.
+ Khi sốt giảm xuống, ban, mắt đỏ và các hạch bạch huyết bị sưng cũng thường mất đi. Da quanh móng tay và móng chân sẽ bắt đầu bong tróc ra, thường bắt đầu trong tuần thứ ba bị bệnh. Da ở bàn tay hay bàn chân có thể bong ra theo từng miếng lớn.
+ Đầu gối, hông, và mắt cá có thể trở nên viêm nặng hơn và đau đớn.

HINH 2

Các giai đoạn phát bệnh Kawasaki

Các giai đoạn của bệnh Kawasaki:
Giai đoạn sốt cao cấp tính: thường kéo dài từ 1¬2 tuần, giai đoạn này có các triệu chứng:
+ Sốt cao trên 40 độC và kéo dài ít nhất 5 ngày, có thể sốt từng cơn và không đáp ứng với thuốc kháng sinh. Nếu không điều trị hay trị không đúng bệnh, sốt thường kéo dài từ 1¬2 tuần và có thể đến 3¬4 tuần. Sốt cao kéo dài là yếu tố gây tôn thương mạch vành.
+ Sưng kết mạc 2 mắt
+ Môi nứt, miệng và họng khô nhưng đỏ rực như trái dâu tây.
+ Phát ban đỏ nhiều dạng nhất là ở vùng háng
+ Tay chân sưng đỏ
Giai đoạn bán cấp: được tính từ lúc giảm sốt kèm theo các triệu chứng như: biếng ăn, bong tróc da tay, chân, huyết khối, phình mạch vành và nguy hiểm nhất là đột tử. Giai đoạn này thường kéo dài đến tuần thứ 4 của bệnh.
+ Tróc vẩy da quanh đầu ngón tay chân thường xảy ra sau khoảng 1¬3 tuần rồi lan ra toàn bộ tay chân.
+ Ảnh hưởng trên tim với ít nhất 50% bệnh nhân bị viêm cơ tim, làm nhịp tim nhanh và giảm chức năng tâm thất trái.
+ Phình mạch vành thường xảy ra vào tuần thứ 2¬3 và có thể phát hiện dựa trên siêu âm.
+ Các triệu chứng khác bao gồm: tiêu chảy, viêm gan nhẹ, viêm niệu đạo, viêm tai, viêm khớp.
Giai đoạn lui bệnh: là khi biến mất các triệu chứng lâm sàng cho đến khi xét nghiệm tốc độ lắng máu trở về bình thường, khoảng 6¬8 tuần sau khi khởi phát
Nguy cơ của trẻ khi đối mặt với Kawasaki
Theo bác sĩ Minh Phúc, trẻ em rất ít khi bị bệnh tim mạch, trừ khi trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh. Nhưng với bệnh Kawasaki, nếu không phát hiện điều trị kịp thời, bệnh có thể gây biến chứng lên tim mạch, gây biến chứng phình động mạch vành hoặc viêm tắc và giãn động mạch vành (là mạch máu chính nuôi tim), do hậu quả của viêm mạch. Có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, gây đột tử tức thì cho trẻ.
Chăm sóc trẻ bị nhiễm bệnh thế nào?
Việc đầu tiên là các bà mẹ cần làm là phải nắm rõ các triệu chứng, biểu hiện của bệnh để tránh nhầm lẫn với các bệnh khác (như tưởng trẻ sốt nhiều ngày là do mọc răng, nghi ngờ sốt xuất huyết, viêm mắt đỏ,…Trong giai đoạn đầu, bệnh Kawasaki rất khó phát hiện và đã có vài trường hợp bệnh tự lành sau một thời gian, sau đó tái đi tái lại nhiều lần, chỉ đến khi bệnh biến chứng sang tim mạch thì mới phát hiện ra, lúc này, đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho trẻ. Cách duy nhất để bảo vệ trẻ là luôn cẩn thận theo dõi khi con bị sốt kéo dài. Chỉ cần sốt 2 – 3 ngày chưa khỏi, trẻ cần được phụ huynh đưa đến bệnh viện thay vì chủ quan chỉ chăm sóc tại nhà. Nếu được phát hiện bệnh trong vài ngày đầu thì không nguy hiểm vì bệnh có thể được điều trị hiệu quả. Đặc biệt, nếu phát hiện bệnh trong vòng 10 ngày kể từ khi mắc phải, các bác sĩ có thể ngăn ngừa biến chứng ở tim. Trường hợp việc điều trị bệnh tiến triển tốt, thì khoảng 48 giờ sau điều trị, bệnh sẽ lui dần, trẻ hết sốt và có thể về nhà. Tuy nhiên, một khi trẻ đã mắc bệnh Kawasaki thì cần phải được tái khám suốt đời. Cũng cần lưu ý là đối với những trẻ đang được điều trị bệnh Kawasaki, cần tạm ngưng tiêm ngừa vắc xin phòng các bệnh như: sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, ít nhất trong vòng 3 tháng vì thuốc có thể làm giảm tác dụng của vắc xin.

Kim Dung(T/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kawasaki: Căn bệnh lạ đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em