Kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất vùng Tây Nguyên năm 2017

Thiên Bình|15/02/2018 06:51
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Công bố kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên năm 2017

(Moitruong.net.vn) – Vùng Tây Nguyên gồm có 4 tầng chứa nước chính. Theo thứ tự từ trẻ đến già gồm: tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q), tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pleistocen giữa (βQII), tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới (βN2-QI) và tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng vỉa các thành tạo đầm hồ trầm tích Neogen (N).

>>>Kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2017

>>>Kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất tại Thanh Hóa, Hà Tĩnh

>>>Công bố kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất tại vùng đồng bằng Bắc Bộ

Kết quả được thể hiện chi tiết như sau:

Tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích hiện đại (Q)

Diễn biến mực nước dưới đất năm 2017 so với năm 2016 có xu thế dâng. Giá trị dâng cao nhất là 2,00m tại xã Ia Rsươn, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai (LK32aT).

Trong năm 2017: mực nước sâu nhất là 8,39m tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng (LK107aT) và mực nước nông nhất là 0,07m tại xã Ea Kly, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk (LK51T).

Giá trị trung bình năm 2017 giảm so với trung bình nhiều năm là 1,82m và tăng so với trung bình năm 2016 là 0,70m. Giá trị trung bình tháng năm 2017 hạ thấp nhất so với trung bình nhiều năm là 3,11m vào tháng 3 và giá trị dâng cao nhất so với trung bình năm 2016 là 1,07m vào tháng 7.

Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pleistocen giữa (βQII)

Diễn biến mực nước dưới đất năm 2017 so với năm 2016 có xu thế dâng. Giá trị dâng cao nhất là 3,78m tại Cuôr Đăng, huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk (CB5-II) và giá trị hạ thấp nhất là 0,71m tại xã Ea Nam, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk (LK29T).

Trong năm 2017: mực nước sâu nhất là 22,45m tại P.Yên Thế, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai (C3b) và mực nước nông nhất là 1,54m tại xã Biển Hồ, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai (LK159T).

Giá trị trung bình năm 2017 tăng so với trung bình nhiều năm là 0,67m và tăng so với trung bình năm 2016 là 0,61m. Giá trị trung bình tháng năm 2017 dâng cao nhất so với trung bình nhiều năm 1,83m và so với trung bình năm 2016 là 2,14 vào tháng 8.

Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng phun trào Bazan Pliocen-Pleistocen dưới (βN2-QI)

Diễn biến mực nước dưới đất năm 2017 so với năm 2016 mực nước có xu thế dâng. Giá trị dâng cao nhất là 7,94m tại xã Ea Knuếc, huyện Krông Păk, tỉnh Đắk Lắk (C5o) và giá trị hạ thấp nhất là 0,29m tại xã Bàu Cạn, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai (LK09T).

Trong năm 2017: mực nước sâu nhất là 125,55m tại Phường 2, TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng (C10o) và mực nước nông nhất là 0,09m tại xã Tâm Thắng, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông.

Giá trị trung bình năm 2017 giảm so với trung bình nhiều năm là 7,64m và tăng so với trung bình năm 2016 là 0,66m. Giá trị trung bình tháng năm 2017 hạ thấp nhất so với trung bình nhiều năm là 8,47m vào tháng 5 và giá trị dâng cao nhất so với trung bình năm 2016 là 1,69m vào tháng 8.

Tầng chứa nước khe nứt lỗ hổng vỉa các thành tạo đầm hồ trầm tích Neogen (N)

Diễn biến mực nước dưới đất năm 2017 so với năm 2016 mực nước có xu thế dâng. Giá trị dâng cao nhất là 7,32m tại xã Ia RSươn, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai (LK31T) và giá trị hạ thấp nhất là 0,41m tại xã Ialy, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai (LK62T).

Trong năm 2017: mực nước sâu nhất là 18,47m tại xã Ialy, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai (LK62T) và mực nước nông nhất là 1,05m tại xã Ea Kmút, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk (LK52T).

Giá trị trung bình năm 2017 giảm so với trung bình nhiều năm là 6,49m và tăng so với trung bình năm 2016 là 1,03m. Giá trị trung bình tháng năm 2017 hạ thấp nhất so với trung bình nhiều năm là 7,60m vào tháng 10 và dâng cao nhất so với trung bình năm 2016 là 1,77m vào tháng 8.

Thiên Bình


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất vùng Tây Nguyên năm 2017