Khủng hoảng sinh thái đang lan rộng ra toàn cầu

An Nhiên (T/h)|21/09/2019 05:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Thế giới đang đứng trước cuộc khủng hoảng sinh thái, 12 loài chim trên thế giới đã giảm số lượng hơn 90%, 1.100 con cá heo chết dạt vào bờ biển nước Pháp…

Ngày 19/9, các nhà khoa học Mỹ cho biết số lượng các loài chim tại Mỹ và Canada đã giảm một cách đáng kinh ngạc, tới 29%, tức là gần 3 tỷ con, kể từ năm 1970.

Ảnh minh họa

Các loài chim sống ở đồng cỏ bị ảnh hưởng nhiều nhất vì sự biến mất của các đồng cỏ và thảo nguyên, cũng như sự gia tăng diện tích đất nông nghiệp và việc sử dụng thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn. Các loài chim rừng và các loài có thể sinh sống trong nhiều khu vực sinh thái khác nhau ít bị ảnh hưởng hơn.

Cùng với đó, từ đầu năm 2019 có 1.100 con cá heo chết dạt vào bờ biển nước Pháp, nguyên nhân dẫn đến cái chết hàng loạt của cá heo chính là hoạt động khai thác cá quá mức, làm ảnh hưởng không chỉ môi trường sống của cá heo mà của cả hệ sinh thái biển.

Theo các nhà khoa học nhận thấy các loài ăn thịt lớn trên thế giới đang bị thu hẹp sinh cảnh một cách đáng ngại, với 22 trong số 25 loài, tương đương 80% số loài được nghiên cứu đã mất đi hơn 20% phạm vi sinh sống.

Riêng loài sói đỏ (Canis rufus) đã mất tới 99,7% nơi cư trú, theo sau là loài sói Ethiopia (Canis simensis) mất đi 99,3%, hổ (Panthera tigris) 95%, sư tử (Panthera leo) 94%, chó hoang châu Phi (Lycaon pictus) 93% và báo săn (Acinonyx jubatus) 92%.

Ngoài sói đỏ, toàn bộ 13 loài ăn thịt lớn bị thu hẹp phạm vi phân bố nhiều nhất đều đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, suy giảm số lượng quần thể, theo Sách đỏ IUCN.

6 loài ăn thịt ít bị thu hẹp phạm vi nhất bao gồm linh miêu Á-Âu (Lynx lynx) 12%, chó dingo (Canis lupus dingo) 12%, linh cẩu vằn (Hyaena hyaena) 15%, linh cẩu đốm (Crocuta crocuta) 24%, sói xám (Canis lupus) 26%, và linh cẩu nâu (Parahyaena brunnea) 27%.

Các động vật ăn thịt vốn từng xuất hiện nhiều nhất ở Đông và Đông Nam Á, nơi có tới 9 loài ăn thịt lớn trong cùng sống một hệ sinh thái, và châu Phi với 6 loài từng đồng tồn tại. Vì vậy không mấy ngạc nhiên khi đây là những nơi suy giảm động vật ăn thịt lớn nhiều nhất với trung bình 2,9 loài bị mất đi, trong khi toàn bộ phần còn lại của châu Á mất đi trung bình 2,8 loài. Châu Đại Dương, châu Âu và châu Mỹ mất đi trung bình 1 hoặc ít hơn 1 loài, trong đó cần nhấn mạnh rằng một số nơi tại châu Âu và Tây Mỹ đã mất đi 100% các loài từng tồn tại.

Con người đã khai thác cách tùy tiện mọi thứ từ môi trường vì lợi ích kinh tế, tài chính, … là căn nguyên của cuộc khủng hoảng sinh thái hiện nay.

An Nhiên (T/h)

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khủng hoảng sinh thái đang lan rộng ra toàn cầu