Kiên Giang: Điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp và thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu

Quốc Tuấn|21/01/2019 11:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả dự án điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp, thủy sản tỉnh Kiên Giang theo hướng hiệu quả, bền vững và thích ứng biến đổi khí hậu (BĐKH) do tố chức Oxfam Hà Lan tài trợ, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp là đơn vị tư vấn.

>>>Công ty TNHH MTV In quân đội I tiếp thu, khắc phục những thông tin sau khi Tòa soạn Môi trường và Cuộc sống phản ánh

>>>Các hồ thủy điện miền Bắc xả nước phục vụ đổ ải

Theo Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, quy hoạch sản xuất nông nghiệp và thủy sản tới năm 2020 sẻ được điều chỉnh. Theo đó, lĩnh vực sản xuất lúa, đến năm, toàn tỉnh giao trồng khoảng 728.000ha, tăng 8.200ha so với năm 2017; đến năm 2030, diện tích sản xuất lúa đạt 754.200ha. Các địa phương có diện tích gieo trồng lúa cả năm: Giồng Riềng, Gò Quao, An Minh, Kiên Lương, Giang Thành; các địa phương: Hòn Đất, Tân hiệp, An Biên, U Minh Thượng có diện tích trồng lúa giảm.

Quy hoạch chăn nuôi đến năm 2020, quy mô đàn heo đạt 340.000 con, phấn đấu đến năm 2030 đạt 690.000 con; chăn nuôi gia cầm dự kiến đến năm 2020 có 7,9 triệu con, năm 2030 có 11 triệu con… Địa bàn phát triển chăn nuôi heo và gia cầm chủ yếu ở các huyện thuộc vùng Tây sông Hậu và Tứ giác Long Xuyên. Ở lĩnh vực thủy sản, định hướng đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thủy sản giai đoạn 2016-2020 đạt 6,8%. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến năm 2020 đạt 500 triệu đô la Mỹ, chiếm 50% giá trị kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.

Đơn vị tư vấn đề xuất nhiều giải pháp ứng phó BĐKH, nước biển dâng: Điều chỉnh cơ cấu sản xuất, bố trí lịch thời vụ phù hợp, chủ động chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng, thủy sản phù hợp để thích ứng BĐKH; áp dụng các mô hình canh tác tiên tiến, hiệu quả cao, bền vững, sử dụng đất phù hợp hoàn cảnh mới và thích ứng BĐKH; đầu tư hệ thống công trình thủy lợi ứng phó BĐKH, trong đó có hệ thống đê biển, đê cửa sông, bờ bao kiểm soát ngập lũ, kiểm soát mặn xâm nhập; trồng mới và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển, trồng cây phân tán dọc theo đường giao thông, kênh cấp I, II; lắp đạt hệ thống quan trắc và cảnh báo ảnh hưởng cú BĐKHm nước biển dâng ở những khu vực ven biển, cửa sông.

Tại hội thảo, các đại biểu đề nghị đơn vị tư vấn cập nhật thông tin, số liệu sát thực tế, hoàn cảnh báo cáo dự án; đánh giá bổ sung điểm mạnh, hạn chế việc thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thời gian qua của tỉnh; giai đoạn 2017-2020, đơ vị tư vấn phát họa rõ nét hơn giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh, không để xuất quy hoạch chung, cần quy hoạch cụ thể từng tiểu vùng sản xuất cây trồng, vật nuôi  phù hợp; bổ sung định hướng phát triển nông nghiệp đến năm 2020, lựa chọn cây trồng, thủy sản chủ lực đối với từng tiểu vùng,… phồi hợp Sở Tài nguyên và Môi trường đánh giá thực trạng BĐKH trên địa bàn tỉnh, dự báo tình hình BĐKH thời gian tới để đưa ra các giải pháp ứng phó phù hợp.

Quốc Tuấn


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiên Giang: Điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp và thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu