Kiên Giang: Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa Hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp

Trương Anh Sáng|25/09/2019 04:15
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Việc liên kết giữa nhà nông và doanh doanh nghiệp tại Huyện Giang Thành (Kiên Giang) còn nhiều hạn chế, quy mô liên kết sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu bền vững.

nh liên kết thiếu bn vững

Trong năm 2018, diện tích tham gia cánh đồng lớn liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ lúa là 5.253 ha/390 hộ, sản lượng 35.551 tấn, chiếm 7,4% tổng diện tích toàn huyện, Tuy nhiên, việc thực hiện liên kết chỉ tập trung trên cây lúa, quy mô liên kết sản xuất còn nhỏ lẻ, hình thức hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là giữa nông hộ với thương lái, doanh nghiệp; số Hợp tác xã tham gia liên kết còn ít, tính liên kết thiếu bền vững, có lúc, có vụ một bên hủy hợp đồng dẫn đến vùng nguyên liệu chưa ổn định.

Doanh nghiệp thay đổi phương án liên kết sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu mới để thích ứng với sự biến động của thị trường; năng lực của các tổ chức đại diện của nông dân, nòng cốt là các Hợp tác xã còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đại diện, bảo lãnh hợp đồng đảm bảo tin cậy giữa Hợp tác xã và doanh nghiệp, doanh nghiệp vẫn còn ký kết riêng với từng thành viên Hợp tác xã.

Một số ngành hàng chủ lực như: thủy sản, chăn nuôi, rau màu vẫn chưa hình thành được Hợp tác xã. Việc chỉ đạo xây dựng phát triển mới, quản lý, hướng dẫn Hợp tác xã hoạt động chưa thường xuyên; việc đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên Hợp tác xã còn nặng về lý thuyết, chưa đáp ứng yêu cầu trình độ điều hành, quản trị Hợp tác xã theo cơ chế thị trường.

Tập huấn chuyển giao khoa học-kĩ thuật đến nông dân

Hợp tác xã làm nòng ct

Trong thời gian tới và những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân huyện yêu cầu các cấp, ngành đẩy mạnh liên kết theo chuỗi giá trị giữa nông dân, Hợp tác xã và doanh nghiệp, trong đó, Hợp tác xã làm nòng cốt nhằm khắc phục tình trạng manh mún nhỏ lẻ, quản lý tốt chất lượng và tiêu thụ sản phẩm nông sản.

Xây dựng từ 02 mô hình liên kết chuỗi giá trị sản phẩm lúa, tôm, rau màu… theo hình thức liên kết với doanh nghiệp để củng cố, phát triển Hợp tác xã theo chuỗi giá trị nông sản an toàn, chất lượng cao. Chọn sản phẩm chủ lực là lúa, tôm, rau màu và lựa chọn một số sản phẩm đặc thù khác tại mỗi xã để hỗ trợ phát triển liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, bảo đảm thành lập mới và huy động trên 50% các Hợp tác xã nông nghiệp tham gia có hiệu quả các chuỗi giá trị nông sản.

Hỗ trợ các Hợp tác xã có tham gia chuỗi liên kết được chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn Viet GAP, Global GAP, hữu cơ và áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm. Củng cố 06 Hợp tác xã nông nghiệp hiện có và xây dựng mới 04 hợp tác xã nông nghiệp là đại diện sở hữu sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm) của các xã. Hợp tác xã nông nghiệp có liên kết với doanh nghiệp được đánh giá hoạt động khá, tốt đạt tỷ lệ từ 80% trở lên.

Xây dựng mô hình liên kết chuỗi giả trị các sản phẩm dựa trên liên kết doanh nghiệp với Hợp tác xã. Số lượng mô hình thí điểm liên kêt: 02 mô hình (lúa và rau màu). Xây dựng sản phẩm chủ lực của từng tiểu vùng và sản phẩm đặc thù của các xã (lúa: HTX Nông nghiệp Phú Thành, HTX Nông dân Nha Sáp, HTX Nông nghiệp Tân Thạnh; rau màu: HTX khu vực ấp Tân Khánh, Khánh Tân xã Tân Khánh Hòa và ấp Đồng Cừ xã Vĩnh Điều được hình thành từ tổ hợp tác (THT) trồng màu ấp Khánh Tân xã Tân Khánh Hòa).

Người nông dân phát triển mô hình trồng rau màu.

Triển khai thực hiện các hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp, Hợp tác xã và nông dân. Tùy theo điều kiện cụ thể để xác định các nội dung hợp tác, liên kết như: Liên kết trong cung ứng vật tư, giống, vốn phân bón; đầu tư hạ tầng phục vụ liên kết như kho bãi, cơ sở chế biến, hệ thống tưới tiêu…; liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Lập vùng nguyên liệu phục vụ chế biến, tiêu thụ nông sản của các doanh nghiệp, Hợp tác xã tham gia thí điểm. Hỗ trợ củng cố năng lực sản xuất, kinh doanh, khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, các quy trình sản xuất an toàn (GAP) cho doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ nông dân tham gia thí điểm mô hình liên kết.

Hỗ trợ xác nhận, chứng nhận sản phẩm an toàn, xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, Hợp tác xã. Theo dõi, tổng kết đánh giá, trao đổi kinh nghiệm và nhân rộng mô hình. Tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, Hợp tác xã tiếp cận nguồn vốn từ nguồn tín dụng của ngân hàng thương mại và quỹ đầu tư phát triển khác.

Tập trung hỗ trợ xây dựng vùng nguyên liệu và tổ chức lại sản xuất các sản phẩm chủ lực gồm: Lúa, tôm, rau màu… để xây dựng chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và Hợp tác xã với các mục tiêu, kế hoạch từng lĩnh vực.

Đối với sản xuất lúa, hỗ trợ củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động 05 Hợp tác xã, 38 tổ Hợp tác hiện có và vận động thành lập mới ở những nơi đủ điều kiện, trong đó, phấn đấu thành lập mới 03 Hợp tác xã sản xuất lúa chất lượng cao tại các vùng nguyên liệu cánh đồng lớn như: ấp T4 xã Vĩnh Phú, ấp Nha Sáp xã Vĩnh Điều (tuyến HT2), ấp Cỏ Quen xã Phú Lợi. Mở rộng diện tích cánh đồng lớn đạt 2.000 – 5.000ha/năm, trong đó, ưu tiên phát triển cánh đồng lớn sản xuất lúa hữu cơ ở các khu vực Nha Sáp, Tràm Trổi xã Vĩnh Điều- ấp T4 Đồng Cơ xã Vĩnh Phú; ấp Khánh Tân, Tân Khánh, Tiên Khánh xã Tân Khánh Hòa; ấp Cỏ Quen xã Phú Lợi và ấp Trần Thệ xã Phú Mỹ. Đối với sản xuất rau màu, diện tích bình quân hàng năm khoảng 350-500ha/năm.

Đến năm 2020 dự kiến đạt 1.000ha; đã phát triển được 03 Tổ hợp tác trồng màu (01 THT tại xã Tân Khánh Hòa và 02 THT tại xã Vĩnh Phú), chưa hình thành được Hợp tác xã trồng rau màu, do đó, cần củng cố các Tổ hợp tác trồng rau màu hiện có và vận động thành lập mới ở những nơi có nhu cầu, chú trọng mở rộng diện tích ở khu vực ấp Tân Khánh, Khánh Tân xã Tân Khánh Hòa và ấp Đồng Cừ xã Vĩnh Điều để tạo thành vùng nguyên liệu đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của doanh nghiệp và cung cấp cho các thị trường đô thị tiềm năng như: Hà Tiên, Phú Quốc, Châu Đốc….

Củng cố hoạt động 10 tổ Hợp tác chăn nuôi, đồng thời từng bước hỗ trợ hộ chăn nuôi chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi gia trại, trang trại. Phát triển mới Tổ hợp tác chăn nuôi ở những nơi có nhu cầu có kiểm soát chất lượng, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, an toàn sinh học, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp phát triển chăn nuôi theo chuỗi liên kết ổn định đầu ra, giá bán cho người nuôi.

Nuôi trồng thủy sản hiện nay chủ yếu là nuôi theo nông hộ, trang trại, chưa hình thành được Hợp tác xã. Do đó, cần tăng cường vận động thành lập mới thêm các Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản làm đầu mối liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 thành lập mới thêm 04 tổ Hợp tác nuôi trông thủy sản (nuôi cá, tôm, tôm – lúa) và củng cố 03 tổ Hợp tác hiện có.

Trương Anh Sáng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiên Giang: Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa Hợp tác xã nông nghiệp với các doanh nghiệp