Kiên Giang: Tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ V (2020 – 2025)

Quốc Tuấn|31/08/2020 02:04
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Tỉnh Kiên Giang phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước, từng bước lan tỏa trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội.

Giai đoạn 2015 – 2020, toàn tỉnh có 141 tập thể, 1.437 cá nhân được khen thưởng cấp Nhà nước; trong đó có 1 Huân chương Độc lập hạng nhất cho Nhân dân và cán bộ tỉnh Kiên Giang; 100 Huân chương Lao động các hạng, 61 tập thể, 39 cá nhân; 47 Cờ thi đua của Chính phủ; 534 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 32 tập thể, 502 cá nhân; 1 Chiến sĩ thi đua toàn quốc; 895 danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ngoài ra, còn có 6.481 tập thể, 14.445 cá nhân được khen thưởng cấp tỉnh.

Ngày 28/8/2020, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang tiến hành tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ V (2020 – 2025). Các đồng chí Phạm Đức Toàn – Phó trưởng ban, Ban thi đua khen thưởng Trung ương; Nguyễn Thanh Nghị – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Kiên Giang; Đặng Tuyết Em – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Đỗ Thanh Bình – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lâm Minh Thành – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước tỉnh Kiên Giang cùng các đại biểu là Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và 187 cá nhân điển hình tiên tiến của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực, tham dự.

Quang cảnh đại hội thi đua yêu nước tỉnh Kiên Giang

Giai đoạn 2015 – 2020, tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện 4 phong trào thi đua trọng tâm do Thủ tướng chính phủ phát động: “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển”, “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”.

Cụ thể, đến nay, toàn tỉnh có 79/117 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới, chiếm trên 67%, vượt 12% so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa X đã đề ra; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 1,6%/năm (kế hoạch giảm từ 1 – 1,5%/năm); có trên 7.000 doanh nghiệp thành lập mới… Từ năm 2016 đến nay, đã xây dựng mới 7.487 căn nhà cho hộ nghèo, sửa chữa 744 căn nhà, bằng các nguồn vốn vận động, vay ngân hàng chính sách xã hội và ngân sách tỉnh hỗ trợ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 1,62%/năm, vượt kế hoạch đề ra.
Trong giai đoạn 2016 – 2020, có 207 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 134.114 tỷ đồng, trong đó có 22 dự án FDI vốn đăng ký là 30.736,832 tỷ đồng. Tổng số dự án trên địa bàn tỉnh là 834 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư là 552.707 tỷ đồng.

Tỉnh Kiên Giang còn phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước, từng bước lan tỏa trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện thắng lợi nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Các phong trào thi đua tiêu biểu như: Phong trào thi đua “Tết Quân – Dân”, “Cải cách hành chính”, cuộc vận động “Dân vận khéo”, phong trào “Ngày vì người nghèo”, phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Ghi nhận công lao và thành tích to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Kiên Giang trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã trao tặng cho nhiều đơn vị và cá nhân trong tỉnh những Huân chương và danh hiệu cao quý. Trong giai đoạn 2015 – 2020, có 141 tập thể, 1.437 cá nhân được khen thưởng cấp Nhà nước; trong đó có 1 Huân chương Độc lập hạng nhất cho Nhân dân và cán bộ tỉnh Kiên Giang; 100 Huân chương Lao động các hạng, 61 tập thể, 39 cá nhân; 47 Cờ thi đua của Chính phủ; 534 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 32 tập thể, 502 cá nhân; 1 Chiến sĩ thi đua toàn quốc; 895 danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Ngoài ra, còn có 6.481 tập thể, 14.445 cá nhân được khen thưởng cấp tỉnh.

Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Thanh Nghị – Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trong tỉnh tiếp tục quán triệt sâu sắc tư tưởng của Bác về thi đua yêu nước và Luật Thi đua, khen thưởng. Trong đó, tăng cường tuyên truyền về nội dung, ý nghĩa của các phong trào thi đua; vận động thu hút sự tham gia tự giác, tích cực của đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, các tầng lớp nhân dân, chiến sỹ các lực lượng vũ trang. Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua, nêu gương cho quần chúng noi theo…

Chú trọng đổi mới nội dung, hình thức thi đua; các phong trào thi đua phải có mục tiêu, nội dung cụ thể, thiết thực, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của cơ quan, đơn vị mình, gắn với thực hiện công việc hằng ngày. Hình thức, cách thức tổ chức thi đua phải hết sức sáng tạo, phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể, thuận lợi cho mọi người tham gia. Thi đua phải thường xuyên, liên tục, có kiểm tra, đôn đốc; coi trọng việc phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến, tổng kết rút kinh nghiệm. Thi đua phải gắn với khen thưởng, khen thưởng phải đúng đắn, kịp thời, đúng người, đúng việc, những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, những gương người tốt, việc tốt; hết sức quan tâm tới khen thưởng người lao động, công nhân, nông dân, trí thức, văn nghệ sĩ, doanh nhân, chiến sĩ các lực lượng vũ trang.

Quốc Tuấn

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiên Giang: Tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ V (2020 – 2025)