Kiên Giang: Triển khai giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020

19/12/2019 13:14
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Trước diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng phức tạp, tỉnh Kiên Giang tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, chủ động phòng, chống hiệu quả, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2019-2020.

Tỉnh Kiên Giang tổ chức kiểm tra, xử lý những sự cố hư hỏng các công trình thủy lợi; tập trung nạo vét, tu bổ hệ thống kênh mương do các đơn vị, địa phương quản lý; tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Có biện pháp giải quyết nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và hải đảo; tăng cường triển khai các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng – thủy văn quốc gia và Viện Khoa học thủy lợi miền nam: Dòng chảy trên sông Mê Kông và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ đầu tháng 12/2019 đến tháng 2/2020 là rất hạn chế, thiếu hụt từ 30-45% so với trung bình nhiều năm và có thể ở mức thấp hơn mùa khô năm 2015-2016. Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở ĐBSCL xảy ra sớm và ở mức cao so với mức sâu hơn so với trung bình nhiều năm; các cửa sông Cửu Long, phân bố mặn 4g/l có khả năng xâm nhập mặn từ 40-55km, cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 10-20km; trên sông Cái Lớn xâm nhập mặn từ 45-47km, cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 05-07km, thấp hơn năm 2016 khoảng 10-13km.

Nạo vét kênh thủy lợi nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Từ ngày 10/12/2019, ở một số khu vực trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, độ mặn ven bờ biển tăng cao từ 22-28,8g/l đợt triều giữa tháng 11 âm lịch gây xâm nhập mặn sâu vào nội đồng như: Tuyến sông Cái Lớn tại Xẻo Rô (cách biển 07km) là 13,8g/l; cầu lô 3-4 (cách biển) 16km là 9,3g/l; tại Cả nước (cách biển 21km) là 6g/l; phà Thủy Liễu (cách 30km) là 5,5g/l; tại Gò Quao (cách 35km) là 4,2g/l; trên tuyến sông Cái Bé mặn xâm nhập tại An Ninh (cách biển 08km) là 14,5g/l; cửa Tà Niên là 7,8g/l và dẫn mặn vào kênh Ông Hiển sâu 07km là 2,4g/l; tại cầu Hà Giang (cách cửa sông 4km) là 28,8g/l.

Theo đó, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Mai Anh Nhịn, yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật thông tin dự báo xâm nhập mặn có chiều hướng gay gắt hơn so với kế hoạch ban đầu để xác định cụ thể khả năng ảnh hưởng đến sản xuất, nước sinh hoạt nông thôn và có giải pháp ứng phòng phù hợp. Đồng thời,theo dõi chặt chẽ diễn biến của xâm nhập mặn trên các tuyến sông Cái Bé, cần thiết đề xuất giải pháp ngăn dẫn mặn từ Tà Niên, vàm Bà Lịch vào kênh Ông Hiển đến kênh Rạch Giá-Long Xuyên, để không làm ảnh hưởng đến cấp nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Rạch Giá

Trung tâm nước sạch và môi trường tỉnh, khẩn trương thực hiện các giải pháp tổng thể cấp nước cho hộ gia đình ở các khu vực chưa được tiếp cận công trình cấp nước tập trung; trong đó, có kế hoạch kéo dài tuyến ống các công trình cấp nước tập trung đối với các công trình còn dư thừa công suất hoặc nâng cấp để cấp nước cho các khu vực dân cư lân cận bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn; trường hợp không còn nguồn nước sinh hoạt thì phải có kế hoạch huy động xe bồn chở cấp nước cho người dân. Tuyên truyền, phổ biến cho người dân áp dụng các giải pháp trữ nước và sử dụng nước tiết kiệm trong thời gian xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn. Tham mưu, đế xuất Ủy ban nhân dân tỉnh hỗ trợ cho người nghèo, hộ chính sách đảm bảo đủ nước sinh hoạt trong thời gian xảy ra hạn hán, xâm nhập mặn.

Cống ngăn mặn Kênh Cụt.

Tiếp đến, Ban Chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn các cấp; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các ngành có liên quan (Công an, Quân sự, Kiểm lâm) tăng cường công tác phòng, chống cháy nổ trong mùa khô năm 2019 theo tinh thần công văn số 481, ngày 25/4/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường triển khai theo dõi xâm nhập mặn từng khu vực trong địa bàn để có biện pháp chủ động phòng, chống có hiệu quả. Kiểm tra hệ thống các đập, bờ bao ngăn mặn, nếu chưa thấy đảm bảo thì gia cố, bồi thêm. Duy trì, sửa chữa trạm bơm, máy bơm của tập thể, cá nhân để chủ động bơm tát phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, các huyện: Châu Thành, Gò Quao, Giồng Riềng tăng cường theo dõi xâm nhập mặn trên tuyến sông Cái Bé, Cái Lớn để kịp thời đắp đập ngăn mặn theo Kế hoạch số 146, ngày 14/10/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện các giải pháp thủy lợi phòng, chống hạn, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong mùa khô năm 2019-2020 trên địa bàn tỉnh.

Cùng với đó, chủ động triển khai phương án thủy lợi phục vụ sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2019-2020, vụ Hè Thu năm 2020; tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để vận động, hướng dẫn nhân dân sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. tổ chức kiểm tra, xử lý những sự cố hư hỏng các công trình thủy lợi; tập trung nạo vét, tu bổ hệ thống kênh mương do các đơn vị, địa phương quản lý; tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Có biện pháp giải quyết nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Quốc Tuấn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiên Giang: Triển khai giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020