Kinh nghiệm của các quốc gia trong việc bảo vệ môi tường

Linh Nga (T/h)|27/09/2019 00:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Ô nhiễm môi trường đang diễn biến ngày càng phức tạp để lại nhiều hệ lụy cho con người. Trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ có những biện pháp khác nhau.

Singapore cam kết giữ môi trường xanh, sạch và bền vững

Trong bối cảnh ưu tiên nền kinh tế, bảo vệ môi trường và nâng cao thẩm mỹ của cảnh quan đô thị hóa nhanh được coi là cấp thiết – vừa để thu hút các tập đoàn đa quốc gia tầm cỡ thế giới, vừa đảm bảo chất lượng cuộc sống cho công dân để xứng tầm của một “nhà phát triển”.

Singapore được coi là quốc gia sạch nhất trên thế giới. Ảnh minh họa

Bộ Tài nguyên và Môi trường Singapore được hỗ trợ bởi một chính phủ giàu tiền mặt, cam kết mạnh mẽ để đạt được một môi trường xanh, sạch và bền vững. Với đội ngũ nhân viên có trình độ, công cụ hiện đại, phương tiện tài chính dồi dào từ thặng dư ngân sách, Bộ thực hiện các chương trình môi trường với những biện pháp thực thi nghiêm ngặt.

Về mặt tổ chức, bảo vệ môi trường hoạt động thông qua quan hệ đối tác ba bên “tư nhân, công cộng, nhân dân” dựa trên chức năng kinh doanh, hiệu quả của khu vực công và sự tham gia của công dân (MEWR 2008).

Thái Lan ứng dụng công nghệ trong bảo vệ môi trường

Bangkok (Thái Lan), một thành phố hàng đầu trong khu vực về mức độ phát triển, các chất ô nhiễm không khí có chứa carbon monoxide và sulfur dioxide cao ở mức không thể chấp nhận được.

Thái Lan đóng cửa đảo du lịch nổi tiếng để bảo vệ môi trường. Ảnh sưu tầm.

Với mức tiêu thụ nhiên liệu tăng hơn gấp đôi từ năm 1995 đến 2015, các biện pháp khắc phục cho đến nay đã được triển khai nhờ sự trợ giúp của công nghệ. Ví dụ: Sử dụng kiểm soát khí thải, quản lý giao thông và hình phạt, thay vì giới hạn số lượng giấy phép lái xe.

Indonesia: Đánh thuế túi nhựa để giảm thiểu rác thải

Indonesia đã cam kết giảm 70% rác nhựa thải xuống biển vào năm 2025 bằng cách tăng cường tái chế, nâng cao nhận thức cộng đồng và hạn chế dùng đồ nhựa.

Mới đây, Tổng cục Thuế và Hải Quan thuộc Bộ Tài chính Indonesia thông báo, cơ quan này sẽ áp mức thuế 200 rupiah (hơn 300 đồng Việt Nam) đối với mỗi chiếc túi nhựa.

Indonesia xếp thứ 2 trong số 5 quốc gia xả rác nhựa ra biển nhiều nhất. Ảnh sưu tầm

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và Hải Quan Indonesia, ông Heru Pambudi cho rằng mức thuế này là hoàn toàn phù hợp sau khi cân nhắc đến nhiều yếu tố như môi trường, sức mua của người dân hay ảnh hưởng đối với các doanh nghiệp sản xuất.

Theo ông Heru, việc áp thuế nói trên nhằm giảm thiểu lượng tiêu thụ các sản phẩm nhựa, đặc biệt là túi làm từ nhựa hay các vật liệu không thể tái chế. Bên cạnh đó, chính phủ cũng cân nhắc giảm thuế cho các sản phẩm từ nhựa có thể tái chế.

Linh Nga (T/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kinh nghiệm của các quốc gia trong việc bảo vệ môi tường