Năm 2019 với những sự kiện thiên văn được chờ đợi nhất

Huỳnh Mẫn (st)|04/01/2019 23:32
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

– Theo dự báo của các nhà khoa học 2019 sẽ là một năm hấp dẫn với nhiều trận mưa sao băng cũng như hiện tượng nhật thực và nguyệt thực một phần.

>>>Đà Nẵng: Bảo đảm ATGT đường thủy nội địa trong các Lễ hội Xuân 2019

>>>Những lý do khiến Quang Vinh mê mệt Bãi Kem, Mũi Ông Đội ở Nam Phú Quốc

Ảnh minh họa

Ngày 3 – 4/1: Mưa sao băng Quadrantids
Cực điểm: 40 sao băng/giờ
Thời điểm quan sát: đêm ngày 3, rạng ngày 4

Rạng sáng 22/1: Giao hội của sao Kim và sao Mộc
Hai hành tinh cùng tỏa sáng chỉ cách nhsu 2.4 độ trên bầu trời lúc sáng sớm.

Ngày 22 – 23/4: Mưa sao băng Lyrids
20 sao băng/ giờ vào đêm 22, rạng sáng 23.

Ngày 6-7/5: Mưa sao băng Eta Aquarids
60 sao băng/giờ diễn ra vào đêm ngày 6, rạng sáng ngày 7

Sao Mộc (10/6), sao Thổ (27/6) tới vị trí trực đối
Hành tinh nằm ở vị trí trực đối so với Mặt Trời (Trái đất năm giữa), đạt độ sáng cao nhất.

Ngày 16/7: Nguyệt thực một phần
Chúng ta sẽ quan sát được một pha ngắn của hiện tượng này

Ngày 28 – 29/7: Mưa sao băng Delta Aquarids
20 sao băng/giờ diễn ra vào đêm 28, rạng sáng 29

Ngày 12 – 13/8: Mưa sao băng Perseids
Tần suất 100 sao băng/giờ diễn ra vào tối 12 rạng sáng 13.
9/9 Sao Hải Vương tới vị trí trực đối
Hiện tượng này chỉ quan sát được bằng kinh thiên văn.

Ngày 8/10: Mưa sao băng Draconids
10 sao băng/giờ diễn ra vào đêm ngày 8/10

Ngày 21 – 22/10: Mưa sao băng Orionids
20 sao băng/giờ diễn ra vào đêm 21, rạng sáng 22

Ngày 27/10: Sao thiên vương tới vị trí trực đối
Có thể quan sát qua kính thiên văn và ống nhòm nghiệp dư.

Ngày 5 – 6/11: Mưa sao băng Taurids
10 sao băng/giờ vào đêm ngày mùng 5

Ngày 17 – 18/11: Mưa sao băng Leonids
15 Sao băng.giờ diễn ra vào đêm 17 rạng sáng ngày 18

Ngày 13 -14/12: mưa sao băng Geminids
100 sao băng/giờ diễn ra vào đêm 13 rạng sáng ngày 14

Ngày 21 – 22/12: Mưa sao băng Urdis
10 sao băng/giờ diễn ra vào đêm 21 rạng sáng ngày 22.

Ngày 26/12: Nhật thực hình khuyên
Xảy ra khi mặt trăng nằm quá xa trái đất và không thể che phủ toàn bộ mặt trời. Kết quả là ở pha cực đại nhật thực có một vòng sáng xung quanh đĩa tối của Mặt Trăng.
Tuy nhiên tại Việt Nam thì chỉ nhìn thấy nhật thực 1 phần.

Huỳnh Mẫn (st)

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Năm 2019 với những sự kiện thiên văn được chờ đợi nhất