Nghệ An: Đập thủy lợi đầu tư tiền tỷ xuống cấp sau 3 năm sử dụng

Thu Phương (T/h)|09/03/2019 03:33
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Dự án Hệ thống thủy lợi Khe Lại – Vực Mấu giai đoạn 1 (tại xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng sau 3 năm đưa vào sử dụng với tổng vốn đầu tư hơn 14 tỷ đồng.

Đập thủy lợi Khe Ngang được khởi công xây dựng tháng 12/2011, hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 9/2012.

Dự án Hệ thống thủy lợi Khe Lại – Vực Mấu do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An làm chủ đầu tư với mục đích: Cấp nước tưới cho 1.524ha đất canh tác (cả lúa và cây công nghiệp), tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho 11.700 người, bổ sung nước cho hồ Vực Mấu 13,4 triệu m3/năm và tham gia cắt giảm lũ trên sông Hoàng Mai.

Dự án được phê duyệt tháng 6/2009, khởi công năm 2010 với tổng mức đầu tư hơn 227,8 tỷ đồng, trong đó xây lắp hết gần 100 tỷ, gần 100 tỷ chi phí giải phóng mặt bằng (GPMB) với các hạng mục chính: Hồ chứa nước có dung tích trữ Whi =19,4 triệu m3; đập đất (gồm đập chính và các đập phụ); tràn xả lũ; cống lấy nước; công trình phụ; hệ thống kênh…

Công trình do UBND huyện Thanh Chương làm chủ đầu tư với tổng kinh phí hơn 14 tỷ đồng tiền ngân sách Nhà nước, bao gồm các hạng mục như: hồ chứa, hệ thống kênh mương, đường ống và hệ thống đường vào đập. Tuy nhiên, sau 3 năm sử dụng, đến năm 2015, công trình đã xuống cấp.

Anh Nguyễn Văn Hà – Trưởng xóm Sơn Lĩnh 2 cho biết: “Thời điểm khi đập Khe Ngang được xây dựng, người dân trong khu vực rất vui bởi việc tưới tiêu ruộng đồng sẽ trở nên thuận tiện, chủ động được nguồn và không còn lo ngại thiếu nước vào mùa hạn. Nhưng mới đưa vào sử dụng chưa được bao lâu, đập đã rò rỉ nước ra sông suối chứ không vào bể chứa khiến người dân vô cùng lo lắng”.

Cũng theo anh Hà, trong vòng 2 năm nay đập xuống cấp nghiêm trọng do lá chắn của hệ thống van đập làm sai kỹ thuật nên ở lần xả đập đầu tiên đã bị hư van khiến xả đáy không mở thoát được.

Theo thời gian, do quá trình phong hóa, mưa bão, đất đá theo dòng chảy đổ dồn xuống ứ đọng mỗi ngày một ít và dần bồi lên cao. Nếu trong thời gian tới không khắc phục sẽ có nguy cơ bồi lấp cả đường dẫn ống nước.

“Khi đưa vào sử dụng, đáy hồ sâu 4m nhưng giờ bị bồi lấp kín ngang với thành đập, bể tiêu năng trước cao 1,5m hiện cũng đã bồi đắp lấp kín cao bằng mặt lòng hồ. Mang tiếng có đập tiền tỷ sử dụng nhưng không phát huy tác dụng” – anh Lê Văn Nhân, Bí thư chi bộ xóm Sơn Lĩnh 2 bức xúc.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thanh – Chủ tịch UBND xã Thanh Lâm, huyện Thanh Chương cho biết: Công trình đập thủy lợi Khe Ngang được xây dựng nhằm cung cấp nước tưới thường xuyên cho hơn 60 ha lúa của nhân dân 3 xóm: Sơn Lĩnh 1, Sơn Lĩnh 2 và Triều Long 1.

Vài năm trở lại đây, UBND xã có tiếp nhận phản ánh của người dân về việc đập thủy lợi bị hư van và lãnh đạo địa phương đã chỉ đạo khắc phục. Song do lỗi van hỏng nặng, dù đã có 3 thợ kỹ thuật về sửa chữa nhưng vẫn chưa khắc phục được.

Trước thực trạng đập xuống cấp, ông Nguyễn Thế Cường – Quyền Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Thanh Chương cho hay: “Đập có hệ thống ống xả kiệt và ống lấy nước. Do ống lấy nước thiết kế đặt thấp nên qua quá trình sử dụng, vận hành xã không thường xuyên duy tu nạo vét hằng năm nên lâu dần bị bồi lấp. Trong thời gian tới huyện sẽ trực tiếp chỉ đạo khắc phục nâng cửa lấy nước cao hơn và duy tu nạo vét công trình để bà con yên tâm sản xuất”.

Như vậy, sau gần 10 năm triển khai thì dự án trọng điểm vẫn chưa thể phát huy hiệu quả dù số tiền đã đầu tư là không nhỏ. Trong khi đó, nhiều hạng mục đang bị “đắp chiếu”, có nguy cơ bị xuống cấp, hư hỏng gây lãng phí.

Thu Phương (T/h)

Bài liên quan
  • Các nhà máy thủy điện phối hợp điều tiết nước giảm mặn xâm nhập
    Moitruong.net.vn – Nhằm giảm thiểu tình trạng nhiễm mặn đang diễn ra rất gay gắt trên địa bàn, UBND thành phố Đà Nẵng đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp, thống nhất đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường điều chỉnh việc vận hành của các nhà máy thủy điện đến ngày 10/5.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nghệ An: Đập thủy lợi đầu tư tiền tỷ xuống cấp sau 3 năm sử dụng