Những cách ngừa cảm lạnh, cảm cúm trong mùa thu

Minh An (t/h)|23/08/2019 06:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Mùa thu cơ thể dễ bị khí lạnh từ ngoài xâm nhập, mỗi người cần bổ sung năng lượng tốt để chống chọi tác động xấu từ môi trường để bảo vệ bản thân.

Theo Đông y, khí lạnh từ môi trường tiếp xúc vào cơ thể con người qua hai con đường chính. Một là phía sau qua “cổng gió” bao gồm lưng và cổ. Con đường thứ hai ở phía trước là mũi và miệng. Để phòng tránh cảm lạnh đầu mùa, ngoài việc ăn mặc ấm và che chắn cẩn thận vùng cơ thể dễ bị lạnh, cần chú ý đến chế độ ăn uống.

Ăn uống không chỉ bổ dưỡng mà còn duy trì sự cân bằng giữa âm và dương trong cơ thể. Thực phẩm có tính chất “nhiệt” giúp tăng cường năng lượng cho thận và hỗ trợ miễn dịch chống lại cảm lạnh, như ngũ cốc, các loại đậu và rau củ gồm hành, tỏi, củ cải, súp lơ… Thực phẩm giàu đạm giúp cân bằng năng lượng âm dương gồm thịt vịt, thịt gà. Dinh dưỡng có trong các loại gia cầm giúp bạn bảo vệ khỏi bệnh cảm lạnh.

Trái cây mùa lạnh như lê, nho, cam, trà hoặc súp nóng với thành phần gừng, kỷ tử… đều có thể phòng trị cảm lạnh. Hạn chế ăn trái cây mang tính hàn như dưa hấu, dưa chuột, dưa vàng… vì có thể bị tiêu chảy.

Ảnh minh họa

Bổ sung vitamin D: Nghiên cứu cho thấy những người thiếu vitamin D dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên – gây ra ho, ngứa họng hoặc nghẹt mũi, có khả năng thiếu vitamin D làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

Giảm ăn đường: Các nghiên cứu tại Đại học Loma Linda (bang California, Mỹ) phát hiện khi các tình nguyện viên ăn một lạng đường mỗi ngày, các tế bào miễn dịch sẽ trừ khử được ít vi khuẩn hơn bình thường, và hiện tượng này kéo dài tới 5 tiếng. Vì thế, giảm ăn đường có thể làm tăng cơ hội hoạt động của các tế bào miễn dịch của bạn.

Bổ sung kẽm: Kẽm thực sự có thể làm giảm sự phát triển của virus. Thêm vào đó, dùng kẽm dường như làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh ngay sau khi chúng xuất hiện. Thịt, đậu phụ, hàu và đậu lăng là tất cả các nguồn khoáng chất tuyệt vời.

Giữ bàn tay sạch sẽ: Trong mùa lạnh và có dịch cúm, khi bạn tiếp xúc với virus (thông qua một người khác hoặc một bề mặt bị nhiễm virus) nó có thể xâm nhập vào cơ thể nếu bàn tay của bạn không được làm sạch đúng cách. Hãy giữ vệ sinh sạch sẽ ngăn ngừa vi trùng trên bàn tay đi cơ thể khiến bạn bị bệnh.

Ngủ đủ 8 tiếng: Ngủ chưa đầy 7 tiếng mỗi đêm khiến bạn dễ mắc cảm lạnh gấp 3 lần so với người ngủ 8 tiếng, nghiên cứu cho thấy. Những giấc ngủ ngắt quãng hoặc thiếu ngủ đều can thiệp đến hoạt động của gene miễn dịch có tên gọi TLR-9, các chuyên gia tại Đại học Yale, Mỹ, cho biết.

Dành thời gian thư giãn: Căng thẳng có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi bạn cảm thấy căng thẳng hoặc mệt mỏi, cơ thể của bạn tạo ra ra hormone cortisol có thể ảnh hưởng đến khả năng cơ thể chống lại cảm lạnh. Vì vậy, hãy tập yoga, tập thiền, đi dạo sau giờ làm việc hay làm bất cứ thứ gì giúp bạn thư giãn.

Bổ sung probiotics: Không phải tất cả vi khuẩn đều xấu, các loại vi khuẩn tốt trong ruột được tìm thấy trong các loại thực phẩm probiotic như sữa chua, dưa cải bắp…,có thể giúp hệ thống miễn dịch của bạn khoẻ mạnh hơn.

Tập thể dục, nhưng vừa phải: Những bài tập nhẹ và trung bình có thể thúc đẩy hệ miễn dịch, tuy nhiên nghiên cứu từ Đại học Loughborough tìm thấy việc tập cường độ cao trong 90 phút làm giải phóng hoóc môn stress và các phân tử kháng viêm, khiến cho hệ miễn dịch suy yếu, làm bạn càng dễ mẫn cảm với cảm lạnh và cảm cúm.

Minh An (t/h)

Bài liên quan
  • Các tác dụng tuyệt vời của nước lá vối
    Moitruong.net.vn – Nước lá vối hay nụ vối đã được biết đến như một loại nước giải khát, giúp cơ thể cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Và còn giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh về hỗ trợ hệ tiêu hóa, đào thải độc tô trong cơ thể, các bệnh ngoài da…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những cách ngừa cảm lạnh, cảm cúm trong mùa thu