Những phong tục truyền thống vào ngày Rằm tháng Giêng

Lê Mai (t/h)|07/02/2020 05:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Rằm tháng Giêng được xem là một trong những lễ Tết quan trọng nhất của người Việt. Ông bà ta từ xưa đến nay đã có câu “Giỗ tết cả năm không bằng ngày Rằm Tháng Giêng”. Vào ngày này, người dân thường đi chùa và làm mâm cỗ dâng lên tổ tiên.

“Lễ quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”, người Việt rất chú trọng nghi lễ này. Đây là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm Canh Tý 2020. Vào chính thời điểm trăng mọc này, Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh, thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, cả năm bình an, may mắn.

Ý nghĩa cúng Rằm tháng Giêng

Theo GS Lương Ngọc Huỳnh, ngày Rằm tháng Giêng có ba tích. Thứ nhất, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Vía Phật. Đây là ngày Rằm đầu tiên trong năm mới. Tất cả những may mắn nhất của năm mới đều ở ngày này.

Vì thế, đối với những người theo đạo Phật, trừ ngày mùng 1 Tết thì đây là ngày lễ đầu tiên trong năm. Họ lên chùa thắp nén nhang, cầu xin một sự may mắn.

Tích thứ hai, ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên tiêu. Thời xưa có một vị vua cứ đến ngày Rằm tháng Giêng là cho mời các trạng nguyên vào hầu triều và để nói chuyện đầu năm. Sau khi các quân vào hầu triều, buổi trưa họ được vua thiết đãi yến tiệc.

Thiết đãi yến tiệc xong, buổi tối, vua và các trạng vào vườn Thượng Uyển để ngắm trăng và vịnh thơ. Các ông trạng sẽ thi nhau đọc thơ để cho vua nghe.

Từ đó, người ta coi ngày Rằm tháng Giêng là ngày Tết Nguyên tiêu, là ngày Tết của các vị vua và trạng.

Thứ 3, ngày Tết Nguyên tiêu là ngày rằm đầu tiên của tổ tiên, dòng họ trong năm mới. Do vậy, chúng ta cũng cần phải lễ tổ tiên trong gia đình.

Trong ngày này, người Việt thường đi lễ chùa và làm mâm cơm cúng dâng lên tổ tiên bày tỏ lòng biết ơn, trân trọng với người đã khuất và mong một năm mới an lành, may mắn.

Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường làm lễ cúng tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Tuy nhiên, cúng Rằm tháng Giêng vào giờ nào là tốt nhất thì nhiều người còn băn khoăn.

Theo phong tục, Lễ cúng rằm tháng Giêng thường được mọi người cúng vào giờ Ngọ (tức là từ 11h đến 13h) ngày chính rằm (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch).

Năm 2020, Rằm tháng Giêng rơi vào ngày 8/2 dương lịch. Thời gian cúng Rằm tháng Giêng tốt nhất là vào sáng 8/2/2019 (tức ngày 15 âm lịch). Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện mỗi gia đình có thể cúng vào 7/2 (tức ngày 14 âm lịch).

Hiện nay, tùy điều kiện mỗi gia đình lại tùy biến linh động việc cúng vào các ngày, giờ khác nhau. Họ quan niệm rằng việc thờ cúng chỉ cần thể hiện tinh thần chung là tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, thần thánh.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì?

Các gia đình thường sắm 2 lễ cúng trong rằm tháng Giêng gồm: Lễ cúng Phật và lễ cúng Gia tiên. Trong đó, lễ cúng Phật là mâm lễ chay thanh tịnh kèm theo hương hoa và đèn nến. Lễ cúng Gia tiên thường tiến hành vào giờ Ngọ, là mâm lễ mặn hoặc chay.

Mâm cỗ chay cúng Phật chuẩn nhất gồm: hoa quả, chè xôi, các món đầu, canh xào đơn giản, bánh trôi nước. Thông thường, mâm cỗ chay thường có từ 10, 12 tới 25 món với những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành.

Người Việt quan niệm: ‘Lễ quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng’

Trong khi đó, mâm cỗ mặn cúng rằm tháng Giêng chuẩn nhất gồm: Năm lạng thịt vai luộc, một bát canh măng, một đĩa xào thập cẩm, một đĩa nem, một đĩa giò, một đĩa xôi gấc, một đĩa rau xào, một đĩa hoa quả cùng các vật phẩm khác như đèn nến, rượu, trầu cau, vàng mã, hương hoa.

Đặc biệt trong mâm lễ cúng rằm tháng Giêng phải có bánh trôi (chè trôi nước) với ý nghĩa mong muốn mọi việc quanh năm được hanh thông, trôi chảy.

Những kiêng kỵ trong ngày Rằm tháng Giêng

Ngày Rằm đầu tiên của năm mới rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt. Vì thế, nên lưu ý một số điều kiêng kỵ trong ngày Tết nguyên tiêu 2020 để có một năm thuận lợi.

– Tránh làm rơi vỡ, làm hỏng đồ đạc trong nhà để tránh bị hao tài, tốn của trong năm mới.

– Kiêng đi đến những nơi có âm khí như mồ mả, nơi hoang vu hoặc bệnh viện, nhất là đối với những người sức khỏe yếu kém.

– Tránh mang nhiều tiền bạc, đồ vật có giá trị bên người. Nếu mất tài sản vào ngày này thì năm nay tài vận của bạn sẽ kém đi.

– Kiêng cho người khác mượn tiền, nếu bạn cho mượn nghĩa là bạn cũng cho đi tài khí của mình.

– Không để thùng gạo trong nhà lộ đáy.

– Chú ý không nên để quần áo bị rách, theo quan niệm xưa thì nếu quần áo rách, năm tới bạn sẽ bị vận rủi đeo bám.

– Ngày này không nên sát sinh mà nên phóng sinh, tích đức.

Lê Mai (t/h)

   
Bài liên quan
  • Rằm tháng Giêng 2020 là ngày nào, cúng giờ nào tốt?
    Moitruong.net.vn – Ngày Rằm tháng Giêng hàng năm luôn có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Việt Nam. Trong đó, vào ngày này mỗi gia đình nên sắm lễ cúng theo gợi ý dưới đây để có được may mắn, bình an và tài lộc dồi dào.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những phong tục truyền thống vào ngày Rằm tháng Giêng