Ô nhiễm trong không khí gây đột quỵ

(Theo Mecon/NLĐ)|07/01/2016 10:06
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn

(Moitruong.net.vn) – Chất ô nhiễm trong không khí được phân tích bao gồm carbon monoxide, sulphur dioxide, nitrogen dioxide và ozone. Kết quả cho thấy nguy cơ đột quỵ gia tăng đáng kể do ô nhiễm carbon monoxide, sulphur dioxide và nitrogen dioxide. Cả bụi không khí có kích cỡ PM 2.5 và PM10 đều liên quan đến nguy cơ đột quỵ.

Đột quỵ do ô nhiễm
Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, cướp đi khoảng 5 triệu sinh mạng trên thế giới hằng năm. Những yếu tố tăng nguy cơ đột quỵ như béo phì, hút thuốc lá và cao huyết áp đã được khảo sát nhưng ảnh hưởng từ môi trường như không khí ô nhiễm chưa được ghi nhận rõ do thiếu bằng chứng.
Hai nghiên cứu quy mô lớn cùng xuất hiện trên tạp chí Y khoa Anh mới đây cho thấy tình trạng ô nhiễm bụi không khí có thể làm tăng nguy cơ đột quy – đặc biệt là ở các nước đang phát triển – cũng như làm tăng chứng rối loạn lo âu.
Các nhà khoa học Anh tại ĐH Edinburgh xem xét và phân tích lại mối liên quan giữa không khí ô nhiễm với chứng đột quỵ và tử vong được ghi nhận trong 103 khảo sát trước đó ở 28 nước.

--FILE--A pedestrian wears a face mask as she walks on a road in heavy smog in Hangzhou city, east Chinas Zhejiang province, 31 January 2014.The Chinese government said on Wednesday (12 February 2014) said it will set up a 10 billion yuan ($1.65bn) fund to fight air pollution, offering rewards for companies that clean up their operations. Pollution is of increasing concern to Chinas stability-obsessed leaders, anxious to douse potential unrest as a more affluent urban population turns against a growth-at-all-costs economic model that has poisoned much of the countrys air, water and soil. Authorities have issued countless orders and policies to try and clean up the country and invested in various projects to fight pollution and empowered courts to mete out the death penalty in serious cases. Premier Li Keqiang, at a cabinet meeting, said the central government would set up the 10 billion yuan fund to use rewards to replace subsidies to fight air pollution in key areas, the government said in a statement.
Ô nhiễm phân tử, chẳng hạn như thường xuyên hít phải bụi, muội than sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, nhất là nữ bệnh nhân đái tháo đường.

Chất ô nhiễm trong không khí được phân tích bao gồm carbon monoxide, sulphur dioxide, nitrogen dioxide và ozone. Kết quả cho thấy nguy cơ đột quỵ gia tăng đáng kể do ô nhiễm carbon monoxide, sulphur dioxide và nitrogen dioxide. Cả bụi không khí có kích cỡ PM 2.5 và PM10 đều liên quan đến nguy cơ đột quỵ.
Mức độ ô nhiễm nặng hơn tại các nước có thu nhập thấp và trung bình so với các quốc gia có thu nhập cao. Những nghiên cứu trước đây đã chứng tỏ không khí ô nhiễm có thể ảnh hưởng đến các tế bào ở hệ tuần hoàn và tăng cường hoạt động của hệ thần kinh giao cảm dẫn tới hẹp mạch máu, tăng huyết áp, hạn chế nguồn máu cung cấp cho mô và tăng nguy cơ đọng huyết khối.
Tháng 8/2015, các nhà nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng, những người làm việc từ 55 giờ trở lên mỗi tuần có nguy cơ đột quỵ cao hơn 33% so với người làm việc theo tiêu chuẩn 35-40 giờ/tuần.
Làm việc nhiều dễ đột quỵ não
Trước khi kết luận trên được đưa ra, trong một cuộc điều tra nhằm phân tích dữ liệu từ 603.838 người châu Âu, Mỹ và Úc đã được tiến hành trong khoảng 8 năm rưỡi, các nhà nghiên cứu thấy rằng, những người làm việc trong khoảng thời gian kéo dài có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn bình thường.
Cụ thể, với những người phải thường xuyên kéo dài giờ làm việc của mình ở mức 55 giờ/tuần, luôn có khả năng mắc các bệnh về tim mạch, tắc nghẽn mạch máu não, gây đột quỵ… cao hơn 33% so với những người làm việc ở mức thời gian tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó, một phân tích khác trên 528.908 người cũng cho thấy, nguy cơ đột quỵ não ở người làm việc 55 giờ/tuần cao hơn 1,3 lần so với những người hoạt động trong khung giờ tiêu chuẩn từ 35 – 40 giờ/tuần.
Nguyên nhân là do, khi làm việc nhiều giờ sẽ khiến chúng ta phải ngồi trong một thời gian kéo dài, ít vận động. Từ đó, cơ thể liên tục phải trải qua sự căng thẳng mà không được chăm sóc. Bên cạnh đó, những người làm việc lâu tại một địa điểm sẽ kéo theo thói quen không lành mạnh như: hút thuốc lá, uống rượu, ngủ không khoa học…  
Như vậy, có thể thấy, làm việc quá mức so với thời gian chuẩn không những làm công việc bị giảm năng suất mà ngược lại, chúng ta cũng “bị tước đi” sức khỏe, cụ thể là có nguy cơ mắc đột quỵ não.
Rối loạn lo âu
Một khảo sát thứ hai của các nhà khoa học Mỹ tại 2 ĐH Johns Hopkins và Harvard nhằm khẳng định mối liên quan giữa ô nhiễm không khí với chứng rối loạn lo âu. Tổng cộng có 71.271 phụ nữ từ 57 đến 85 tuổi được khảo sát trong 5 giai đoạn – 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm và 5 năm – trước khi xác định triệu chứng rối loạn lo âu.
Nhóm nghiên cứu phát hiện mối liên quan giữa ô nhiễm không khí và nguy cơ rối loạn lo âu với bụi không khí PM 2.5 trong khi mối liên quan đó chưa được xác định rõ do ô nhiễm bụi không khí có kích cỡ từ PM 2.5 đến PM 10.
Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy triệu chứng rối loạn lo âu xuất hiện phổ biến hơn ở giai đoạn 1 tháng sau khi phơi nhiễm bụi không khí. Rối loạn lo âu là chứng rối loạn tâm thần phổ biến nhất với 16% người trên thế giới từng mắc phải.
Chuyên gia về môi trường Michael Brauer tại ĐH British Columbia ở Canada bình luận rằng 2 nghiên cứu này “khẳng định nhu cầu cấp thiết nhằm quản lý vấn đề ô nhiễm không khí trên toàn cầu và hạn chế ô nhiễm không khí là cách hiệu quả để kéo giảm gánh nặng chi phí bệnh tật do đột quỵ và sức khỏe tâm thần kém”.

(Theo Mecon/NLĐ)

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ô nhiễm trong không khí gây đột quỵ