Peru: Nghiên cứu biến đổi khí hậu qua “lõi băng” khổng lồ ngàn năm

Ngọc Ánh (t/h)|21/08/2019 05:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Dự án nghiên cứu được kỳ vọng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho việc ngăn chặn những đe dọa trong tương lai do tình trạng các khối băng hà tan chảy.

Ngày 20/8, Bộ Môi trường Peru thông báo một nhóm thám hiểm khoa học quốc tế đã trích xuất thành công tại đỉnh núi tuyết phủ cao nhất Peru là Huascarán bốn mẫu vật “lõi băng” khổng lồ ngàn năm tuổi, được cho là lưu lại những thông tin bổ ích phục vụ nghiên cứu biến đổi khí hậu.

Nhóm thám hiểm đã mất bốn tuần để thực hiện nhiệm vụ này trên độ cao 4.768m của Huascarán, nằm trong dãy núi Andes và cách thủ đô Lima 400km về phía Bắc.

Theo thông cáo chính thức, các mẫu vật khổng lồ hình trụ này sẽ được lưu giữ trong 480 container được thiết kế đặc biệt để chuyên chở băng đường hàng không về Lima từ Huaraz, thành phố gần điểm khai thác nhất.

Đỉnh núi Huascarán. (Nguồn: diariocorreo.pe)

Việc lấy mẫu từ các phiến băng của Greenland và Nam Cực đã được tiến hành từ cuối những năm 1960. Đầu những năm 1990, các nhà nghiên cứu đã lấy được những mẫu băng sâu tới 3053,44 m từ phiến băng của Greenland và biết được khí hậu trong quá khứ ít nhất là trước đây 110.000 năm. Trong khi đó, những dữ liệu từ băng ở Nam Cực có thể cho biết khí hậu cách nay 750.000 năm. Bên cạnh Nam Cực và Greenland, người ta còn có thể lấy mẫu băng tại những sông băng sâu ở dãy Andes của Peru và Bolivia, núi Kilimanjaro của Tanzania, và dãy Himalayas của Châu Á.

Các lõi băng chỉ ra rằng nồng độ KNK tương quan với nhiệt độ Nam Cực theo các chu kỳ băng hà – gian băng (Hình 2.2), gợi ý rằng có một mối liên kết chặt chẽ giữa KNK trong khí quyển và nhiệt độ.

Các số liệu lõi băng phân giải cao trong thời kỳ gian băng cho thấy nhiệt độ Nam cực bắt đầu tăng vài trăm năm rồi nồng độ CO2 mới tăng. Trong thời kỳ gian băng hiện tại (và có lẽ tương tự cho 3 thời kỳ gian băng trước đó), ấm lên ở cả hai bán cầu xảy ra sớm vài nghìn năm so với dấu hiệu tăng mực nước biển đầu tiên, kết quả của việc tan băng ở Bắc bán cầu do tốc độ nóng lên nhanh của các vĩ độ phía Bắc.

Các phân tích từ lõi băng chỉ ra rằng nồng độ CO2 khí quyển thay đổi trong khoảng từ 180 đến 300 ppm qua các thời kỳ băng hà – gian băng trong vòng 650.000 năm trở lại đây. Việc giải thích một cách định lượng cũng như cơ chế của sự thay đổi CO2 này vẫn là một trong những bài toán chưa được giải của lĩnh vực khí hậu.

Dự án nghiên cứu này cũng được kỳ vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho việc “ngăn chặn những đe dọa trong tương lai do tình trạng các khối băng hà tan chảy và từ đó áp dụng các biện pháp ứng phó phù hợp với biến đổi khí hậu.”

Nhóm thám hiểm gồm 14 nhà khoa học người Peru, Mỹ, Italy, Pháp, Mexico và Nga, do nhà cổ khí hậu học và chuyên gia nghiên cứu băng hà Lonnie Thompson, thuộc Đại học Ohio, dẫn đầu. Phát biểu với báo chí địa phương, ông Thompson ước tính kết quả nghiên cứu đầu tiên sẽ có trong hai năm tới.

Ngọn Huascarán được chọn để nghiên cứu vì đây là ngọn núi tuyết phủ duy nhất trong phần Andes thuộc Peru có các khối băng hà chưa bị ảnh hưởng bởi hiện tượng khí hậu, và do đó những “ghi chép trong băng” về lịch sử biến đổi khí hậu tại đây vẫn còn “nguyên sơ,” trong khi các vùng băng hà thấp hơn đều đã chịu tác động và không còn lưu giữ được “thông tin gốc.”

Người ta cũng quan sát được sự giảm bức xạ thường tập trung tại một số khu vực thành thị rộng lớn. Sự tăng lượng khí do hoạt động con người là lý do của việc giảm tổng lượng bức xạ xuống bề mặt. Ở một số nơi như Đông Âu, gần đây đã quan trắc được sự đảo dấu, liên quan đến việc khu vực này đã hạn chế được phát thải xon khí, dẫn đến tăng chất lượng không khí và làm tăng lượng bức xạ đi xuống.

Ngọc Ánh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Peru: Nghiên cứu biến đổi khí hậu qua “lõi băng” khổng lồ ngàn năm