Pháp: Đáng lo ngại tại các cơ sở hạt nhân dân sự

Quỳnh Dao (T/h)|12/02/2019 12:03
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Chủ tịch của Cơ quan An toàn Hạt nhân Pháp (ASN), ông Bernard Doroszczuk kêu gọi phải tăng cường các phương án dự phòng và huy động mọi nguồn lực để đảm bảo sự an toàn của các cơ sở hạt nhân dân sự.

>>> Vì sao miền Bắc, Bắc Trung Bộ xuất hiện đợt ấm nóng hiếm gặp

>>> Bộ GTVT yêu cầu bảo đảm ATGT sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và lễ hội Xuân năm 2019

Ảnh minh họa

Từ năm 2017, người tiền nhiệm Pierre-Franck Chevet đã tỏ ra lo ngại về vấn đề an toàn hạt nhân ở Pháp. Tuy vậy, trong năm 2018, đã không xảy ra sự cố nào liên quan đến mức độ an toàn và bảo vệ bức xạ nói chung.

Theo ông Bernard Doroszczuk, để cải thiện sự an toàn của ngành công nghiệp hạt nhân, trước tiên cần phải củng cố năng lực dự đoán. Năng lượng hạt nhân là lĩnh vực trong thời gian dài. Những gì không được cam kết trong vài năm tới sẽ không thể đưa vào thực hiện trong vòng 10 năm sau đó. Năng lực dự đoán rất quan trọng đối với chu trình nhiên liệu, trong đó một phần được xử lý lại để tái sử dụng.

Pháp hiện đang phải đối mặt với các hiện tượng “lão hóa” ở tất cả các cơ sở hạt nhân, những nơi đã bắt đầu chạm đến thời điểm kết thúc hoạt động theo như dự tính ban đầu là 40 năm.

Theo lộ trình phát triển năng lượng của Pháp, nhiều lò phản ứng hạt nhân sẽ phải ngừng hoạt động trong tương lai gần. Tỷ trọng điện hạt nhân sẽ phải giảm từ 75% hiện nay xuống còn 50% vào năm 2035. Điều đó đặt ra vấn đề tái xử lý nhiên liệu đã qua sử dụng.

Các vấn đề gần đây mà Pháp phải đối mặt trên công trường EPR liên quan đến kỹ năng và chất lượng sản xuất. Vì vậy, ông Bernard Doroszczuk nhấn mạnh, toàn bộ ngành công nghiệp hạt nhân phải tăng cường việc đào tạo các kỹ năng và triển khai các phương án tối ưu nhất nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của các cơ sở.

Quỳnh Dao (T/h)

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Pháp: Đáng lo ngại tại các cơ sở hạt nhân dân sự