Phát triển nghề nuôi cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng

Minh Anh (t/h)|16/12/2019 02:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Nghề nuôi cá nước lạnh phát triển tốt và mang lại lợi nhuận cao cho nhiều nông hộ, doanh nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng trong những năm trở lại đây.

Nghề cá nước lạnh có sự phát triển tăng về diện tích, một số doanh nghiệp lớn đã hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ đồng thời liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để  nâng cao năng suất, chất lượng cá nước lạnh Lâm Đồng.

Hiện nay Lâm Đồng có hơn 380 ha chăn nuôi cá nước lạnh, tăng 18 ha so với năm 2017 với tổng vốn đầu tư khoảng 896 tỷ đồng của 19 doanh nghiệp. Năm 2019, sản lượng cá nước lạnh địa phương ước đạt 1.250 tấn với các hình thức nuôi như trên lồng bè, ao, bể lát bạt, bể combosite.

Người dân dễ phát triển nghề nuôi cá tầm, cá hồi ở Lâm Đồng nhờ khí hậu mát quanh năm

Năm 2019 toàn tỉnh sản xuất được khoảng 1.500 kg trứng cá và 1,5 triệu con cá giống. Tuy nhiên, việc chăn nuôi cá nước lạnh cũng gặp không ít khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu, nhất là lũ lụt khiến nước bẩn tràn ao gây chết cá. Điển hình như ảnh hưởng của cơn bão số 12 năm 2017 đã khiến các doanh nghiệp nuôi cá nước lạnh thiệt hại trên 100 tỷ đồng.

Giá cá tầm thương phẩm đang giao động mức 170-200 nghìn đồng/kg. Với năng suất 10-15kg/m3, người chăn nuôi có thể đạt lợi nhuận 25-30 triệu đồng/bể 16m3. Ông Trần Thanh Toàn, nông dân huyện Đam Rông chia sẻ, gia đình gắn với nghề nuôi cá từ nhiều năm trước nhưng nuôi theo các mô hình truyền thống. Mới đây, khi biết nhiều gia đình thành công với giống cá tầm nên ông tìm hiểu và đầu tư.

Những năm gần đây, Lâm Đồng có chủ trương, chính sách thu hút các nhà đầu tư vào phát triển cá nước lạnh ở tỉnh. Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có 25 đơn vị, tổ chức, cá nhân nuôi cá nước lạnh thương phẩm. Tổng diện tích khoảng 380ha với tổng số vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng.

Theo Hiệp hội phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng, hiện nay, người nuôi cá nước lạnh phải nhập trứng điểm mắt từ Nga hoặc Đức về ấp nở, nuôi. Ở trong nước, việc phát triển giống đã có nhưng thiếu sự đầu tư, giá thành sản xuất cao, hiệu quả kinh tế và lợi nhuận đưa lại cho doanh nghiệp thấp nên sản lượng con giống rất ít, chủ yếu phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu.

Hiện nay, các doanh nghiệp đang áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và nhiều trang trại kiểu mẫu đã hình thành. Các mô hình như cá tầm suối nước chảy VietGAP, GlobalGAP đạt năng suất, chất lượng cao.

Theo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Lâm Đồng, ngành cá nước lạnh của tỉnh sự kiến phát triển lên 200ha vào năm 2022. Trong đó gồm 120ha trang trại có mái che theo hướng công nghiệp kỹ thuật cao và 80ha là lồng bè ở các lưu vực hồ chứa, ao xây… Ở diện tích này, sản lượng dự kiến vào khoảng 2.000 tấn/năm và tỉnh sẽ thu hút các doanh nghiệp đầu tư công nghệ chế biến để nâng cao giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Minh Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát triển nghề nuôi cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng