Phát triển sinh kế thời kỳ biến đổi khí hậu

11/04/2019 11:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Phát biểu khai mạc hội thảo, GS. Trương Quang Học – Trung Tâm phát triển cộng đồng sinh thái (ECODE) cho biết: Phát triển sinh kế chống chịu khí hậu ở Việt Nam có 2 loại mô hình là mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái và mô hình tạo sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng.

– Vừa qua, trung tâm Phát triển nguồn nhân lực Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Trung tâm Phát triển Cộng đồng sinh thái đã tổ chức hội thảo: “Phát triển sinh kế chống chịu khí hậu theo tiếp cận dựa trên hệ sinh thái”.

>>>Thượng nguồn sông Mê Kông: Chuyển đổi sinh kế để ứng phó biến đổi khí hậu

>>>Duy trì nhịp đập của Mê Công bằng cách nào?

Các chuyên gia phát biểu trong Hôi thảo Phát triển sinh kế chống chịu khí hậu theo tiếp cận dựa trên hệ sinh thái

Trong đó, nhiều mô hình đa dạng như: Mô hình sáng kiến chống mất rừng và suy thoái rừng tại Kiên Giang; Mô hình chọn tạo giống lúa để thích ứng với BĐKH và an ninh lương thực; Mô hình làm nhà nổi; Mô hình bảo hiểm, tín dụng vi mô; Mô hình trồng và chăm sóc rừng ngập mặn dựa vào cộng đồng; Mô hình tôn nền các cụm, tuyến dân cư vượt lũ để xây dựng nhà ở; Mô hình hầm tránh bão ở các tỉnh miền Trung; Mô hình trồng rau trên nền đất được tôn cao; Mô hình trồng rau hoa trên giàn vượt lũ; Xây dựng công trình công cộng trên nền đất cao.

Tăng cường sức chống chịu và khả năng phục hồi của các cộng đồng dân cư cũng như các hệ sinh thái thông qua các hoạt động cụ thể như quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, quản lý tổng hợp vùng đầu nguồn… nhằm duy trì và khôi phục tính toàn vẹn các hệ sinh thái và các lợi ích mà hệ sinh thái mang lại.

Để đạt được những mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu, cần xác định được các bước cơ bản sau: Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và sinh kế bền vững tại địa phương; đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và năng lực ứng phó của địa phương đó, Đánh giá hiện trạng và nghiên cứu mô hình, giải pháp sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu; hỗ trợ triển khai giải pháp, giám sát, đánh giá và điều chỉnh phù hợp với thực tế.

Trong thời gian diễn ra hội thảo, các đại biểu tham gia đã có nhiều bài tham luận về biến đổi khí hậu và sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu. Đối với vấn đề sinh kế trước tác động biến đổi khí hậu, TS Hà Hải Dương – Viện khoa học Thủy lợi Việt Nam có bài tham luận: “Đánh giá tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp – Áp dụng thí điểm cho một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng”.

Hội thảo cũng đã đưa vấn đề sản xuất nông nghiệp với biến đổi khí hậu, đại diện các tổ chức tham gia đã đưa ra các vấn đề lớn thách thức như: Sản xuất nông nghiệp thường được ví như “một phân xưởng hoạt động trực tiếp/gián tiếp dưới bầu trời”; Đất và thời tiết – khí hậu là những yếu tố cơ bản, quan trọng nhất trong nông nghiệp; Các yếu tố khí hậu thời tiết là những nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến sản xuất nông nghiệp.

Những biện pháp đang áp dụng hiện nay, nghiên cứu các giống mới: chịu hạn, chịu mặn, giống ngắn ngày, giống có năng suất cao… Nhà kính; phân bón, thuốc trừ sâu; tưới tiết kiệm nước… Cơ giới hóa trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Theo ông Nguyễn Đức Trung – Cán bộ nghiên cứu chương trình CCA FS Đông Nam Á: “Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cộng đồng, các nhà khoa học và các nhà quản lý vai trò của cán bộ điều phối, thúc đẩy ở cộng đồng là rất quan trọng. Đối với các khu vực đã được đảm bảo về an ninh lương thực, không còn đói nghèo thì việc kết nối với thị trường và xây dựng chuỗi giá trị là rất quan trọng. Các kỹ thuật, công nghệ nông nghiệp thông minh phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của cộng đồng, không được áp đặt từ nhà quản lý, nhà khoa học, thậm chí là nhà tài trợ”.

Thời tiết, khí hậu mang tính quyết định đối với chiến lược và chiến thuật sản xuất nông nghiệp từ cấp độ quốc gia đến cấp hộ gia đình. Việc đánh giá và khai thác hợp lý tài nguyên khí hậu sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phòng tránh thiên tai, bảo đảm được sự phát triển bền vững của các hệ sinh thái.

Bà Trần Thị Hồng Hạnh – Vườn quốc gia Xuân Thủy cho biết: Biến đổi khí hậu còn tác động đến đa dạng sinh học, làm suy giảm diện tích và chất lượng rừng do triều cường, sự thay đổi dòng chảy, chế độ ngập triều…

「ứng phó với biến đổi khí hậu」的圖片搜尋結果

Trồng rừng ngập mặn để ứng phó với biến đổi khí hậu

Tuy nhiên, đã có nhiều dự án sinh kế như: Giải pháp sinh kế thích ứng Mô hình Cộng đồng đồng quản lý rừng ngập mặn ở vùng đệm VQG Xuân Thủy tại xã Giao An diện tích 567 ha, 14 hộ gia đình, thu nhập 200 triệu/ năm, mô hình sử dụng bền vững tài nguyên thủy sản dưới tán rừng ngập mặn ở vùng lõi.

Mục tiêu của hội thảo, chia sẻ các kết quả nghiên cứu cập nhật về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, sinh kế trong bối cảnh khí hậu và kết quả triển khai các mô hình trên thực tiễn. Từ đó đóng góp cho nghiên cứu và phát triển sinh kế thích ứng, chống chịu dựa theo hệ sinh thái mới (EbA) ở Việt Nam.

Nguyễn Lương (TH)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phát triển sinh kế thời kỳ biến đổi khí hậu