Phổ biến luật báo chí 2016 cho các cơ quan báo chí trong hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam

Khánh Thu|31/03/2017 02:05
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Đến dự Hội thảo có ông Hồ Tùng Mậu – Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó cục trưởng Cục Báo Chí – Bộ Thông tin và Truyền thông cùng lãnh đạo các cơ quan báo chí trong hệ thống Liên hiệp hội.

(Moitruong.net.vn) – Sáng ngày 31/3/2107, tại 53 Nguyễn Du, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Phổ biến luật báo chí 2016 cho các cơ quan báo chí trong hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam”.

Đến dự Hội thảo có ông Hồ Tùng Mậu – Phó chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó cục trưởng Cục Báo Chí – Bộ Thông tin và Truyền thông cùng lãnh đạo các cơ quan báo chí trong hệ thống Liên hiệp hội.

Ông Nguyễn Văn Hiếu đã giới thiệu tới hội thảo những điểm mới của Luật báo chí 2016. Luật báo chí 1989 đến nay đã thay đổi để đáp ứng với sự phát triển của xã hội. Ngoài ra, từ khi luật báo chí 2016 được Quốc hội thông qua, Bộ thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều nghị định và thông tư hướng dẫn luật báo chí. Đặc biệt nghị định về nộp lưu chiểu điện tử, quy định về điều kiện cấp thẻ nhà báo, điều kiện thành lập cơ quan báo chí….

Điểm mới nhất của Luật Báo chí là quy định rõ hơn về quyền tự do báo chí của công dân. Điều 10 quy định công dân có quyền sáng tạo tác phẩm báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in, phát hành báo in.

hoi thao

Toàn cảnh buổi hội thảo

Đối với trường hợp cấp thẻ nhà báo lần đầu, luật quy định phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 2 năm trở lên tính đến thời điểm xét cấp thẻ, trong khi quy định cũ là 3 năm.

Luật Báo chí 2016 cũng quy định nhà báo chỉ phải tiết lộ người cung cấp thông tin khi có yêu cầu bằng văn bản của viện trưởng VKSND, chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng – thay vì để phục vụ cho việc điều tra, xét xử tội phạm “nghiêm trọng” như quy định cũ. Viện trưởng VKSND, chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên có trách nhiệm tổ chức bảo vệ người cung cấp thông tin sau khi tên của họ được tiết lộ.

Ngoài ra, luật cũng đã bổ sung quy định nhà báo được hoạt động nghiệp vụ báo chí tại các phiên tòa xét xử công khai, được bố trí khu vực riêng để tác nghiệp, được liên lạc trực tiếp với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật.

Luật Báo chí 2016 cấm báo chí đưa tin quy kết tội danh khi chưa có bản án của tòa án; thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

Khánh Thu

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phổ biến luật báo chí 2016 cho các cơ quan báo chí trong hệ thống Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam