Phú Yên: Ồ ạt khai thác trái phép đá chẻ tại khu vực Đèo Cả

18/04/2019 00:22
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Thời gian gần đây, tại các xã Hoà Xuân Tây, Hoà Xuân Nam, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên rộ lên tình trạng khai thác đá xây dựng. Riêng tại Đèo Cả hiện có khoảng 100 người khai thác đá tự do, xâm hại đến diện tích rừng đặc dụng Đèo Cả, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động và gây khó khăn trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản.

– Hàng chục năm nay, khu vực núi Đá Bia thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa là nơi mưu sinh của hàng trăm thợ đá người địa phương và một số vùng lân cận khác. Tại Đèo Cả (Phú Yên) đang có tình trạng khai thác đá tự do, xâm hại đến diện tích rừng đặc dụng Đèo Cả, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động.

>>> Nghệ An: Nông dân “xót xa” nhìn đặc sản dưa lê phơi trắng đồng

>>> Nước sạch về với đồng bào biên giới 4 tỉnh Tây Nguyên

Hàng chục năm qua, núi Đá Bia luôn là mục tiêu của nạn khai thác đá trái phép để sản xuất vật liệu xây dựng. Từ lâu, khu vực này đã trở thành một trong những “trung tâm” sản xuất đá chẻ, “vựa” đá chẻ lớn của Phú Yên.

Qua khỏi đèo Cả là đến khu dân cư xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa đã nghe tiếng khoan đục đá chát chúa lẫn tiếng động cơ. Triền núi bị loang lổ, lở lói nham nhở, thợ đá khoét núi tạo thành những hàm ếch, tảng đá lớn treo lơ lửng trên đầu, có những đoạn núi sạt lở đất đá tràn xuống mặt đường, cùng với tấm bạt che nắng liêu xiêu thấp thoáng dưới tảng đá. Ngoài khai thác đá không đúng kỹ thuật, hầu hết người lao động tại các mỏ đá không được trang bị các dụng cụ bảo hộ lao động. Bởi vậy, đã có nhiều vụ tai nạn lao động xảy ra tại các điểm khai thác đá trái phép.

Trước tình hình đó, UBND huyện Đông Hoà đã yêu cầu các lao động khai thác đá tuân thủ đúng quy định trong khai thác khoáng sản.

Ông Võ Đình Tiến, Chủ tịch UBND huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên cho biết: “Uỷ ban nhân dân huyện tổ chức đối thoại 2 lần, đưa ra nhiều giải pháp, kiên quyết không để khai thác đá chẻ trong rừng đặc dụng.

Để chuyển đổi nghề nghiệp, huyện đề nghị nếu hộ dân nào đăng ký chuyển đổi nghề thì huyện sẽ mở lớp đào tạo chuyển đổi nghề thông qua trung tâm dạy nghề của huyện.

Muốn tiếp tục khai thác đá chẻ thì phải đăng ký vào hợp tác xã, có vị trí hẳn hoi, xin tỉnh cấp phép để khai thác. Nếu không đứng ra thành lập hợp tác xã được, huyện sẵn sàng đứng ra làm cầu nối với HTX đá chẻ Hoà Xuân Tây để giải quyết việc làm cho bà con”.

Việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân cũng không thể giải quyết một sớm một chiều, đồng nghĩa là nạn khai thác đá tại núi Đá Bia sẽ không biết khi nào mới chấm dứt.

Ngọc Ánh (t/h)


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phú Yên: Ồ ạt khai thác trái phép đá chẻ tại khu vực Đèo Cả