Quảng Bình: Hò khoan Lệ Thủy di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

H.Nhung (th)|01/09/2017 03:34
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Tối 31/8, tại thị trấn Kiến Giang, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình đã tổ chức buổi lễ vinh danh hò khoan Lệ Thủy và đón nhận nhận Bằng ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia từ Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch.

Quảng Bình hò khoan Lệ Thủy di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hò khoan Lệ Thủy là loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian, ra đời từ trong lao động sản xuất mang đậm đặc trưng vùng đất chiêm trũng Lệ Thủy. Làn điệu hò khoan này có chín mái, được chi phối bởi các yếu tố: tiết nhịp, tiết tấu và luật (lĩnh xướng – xố- chầu riêng của từng mái hò).

Hò khoan Lệ Thủy biến hóa linh hoạt trong tất cả môi trường phù hợp với vai trò chuyển tải tâm tư nguyện vọng, giải trí tinh thần của người dân và vẫn giữ được gốc là các mái hò.

Hò khoan Lệ Thủy thể hiện 9 mái đã có từ xa xưa truyền nối gồm: Mái chè, mái nện, mái xắp, mái ba, mái ruổi, mái nhì, hò khơi, hò nậu xăm, hò lỉa trâu.

Nét độc đáo của điệu hò này là một mình hò cũng được, hai người càng hay, càng đông càng tốt; ai cũng làm diễn viên, ai cũng là khán giả. Nếu chỉ một mình thì vừa hò cái, vừa hò con. Hai người trở lên thì một người hò cái, nhiều người hò con.

Thể hiện các đề tài như: Hò thi nhau, hò trêu tức, hò đố, hò cái trục trặc, hò nối hơi, nối sức… Hò khoan Lệ Thủy là một loại hình sáng tác, vừa biểu diễn sáng tác khớp vào thời gian nhịp điệu, nó không có luật rõ nhưng với điều kiện phải đúng nhịp để ràng buộc.

Ghi nhận những giá trị đặc sắc và nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị của hò khoan Lệ Thủy, ngày 8/5/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành quyết định công nhận hò khoan Lệ Thủy là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tại buổi lễ, ngoài việc giới thiệu các mái hò khoan Lệ Thủy, công bố Quyết định của Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, chương trình còn công chiếu các phóng sự về đời sống tinh thần của người dân địa phương khi tham gia sinh hoạt hò khoan, và chương trình nghệ thuật đặc sắc giới thiệu nhiều làn điệu hò khoan độc đáo.

Được biết đây là  Di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh Quảng Bình.

H.Nhung (th)

Bài liên quan
  • Thêm 8 di sản được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Nghề thủ công truyền thống thêu - ren ở huyện Hoa Lư (Ninh Bình); may Trạch Xá ở huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội; nghề làm bánh Khẩu xén, bánh Chí chọp của người Thái trắng ở thị xã Mường Lay (Điện Biên),…nằm trong số 8 di sản vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quảng Bình: Hò khoan Lệ Thủy di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia