Quảng Nam: Mang điện mặt trời đến điểm trường vùng cao

Minh Đoàn (T/h)|05/10/2019 00:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Ngày 4/10, Tổng Công ty Điện lực miền Trung tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao hệ thống điện mặt trời cho Trường THPT Võ Chí Công (tỉnh Quảng Nam).

Trước đó, 1 công trình tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Ngọc Linh (xã vùng cao Trà Linh, huyện Nam Trà My) và Trường Trung học phổ thông Võ Chí Công (xã biên giới A Xan, huyện Tây Giang). Các công trình này được Tổng công ty Điện lực miền Trung trao tặng cho trường học nằm trong chương trình hoạt động xã hội vì cộng đồng.

Mỗi hệ thống NLMTMN có quy mô 16 tấm pin năng lượng mặt trời lắp trên mái nhà của từng trường tổng công suất 5,9 kWp và 1 thiết bị hòa lưới. Hệ thống này tạo ra sản lượng bình quân 20kWh điện mỗi ngày cho một điểm trường học.

Ảnh minh họa

Phát biểu tại Lễ bàn giao hệ thống điện mặt trời trên mái nhà cho Trường Trung học phổ thông Võ Chí Công, ông Nguyễn Thanh, Thành viên Hội đồng thành viên Tổng Công ty Điện lực miền Trung, cho biết: Những năm qua, Tổng Công ty đã giao cho Trung tâm sản xuất thiết bị đo điện tử Điện lực miền Trung có trách nhiệm nghiên cứu, sản xuất hệ thống pin mặt trời nối mái và các sản phẩm công nghệ đo đếm, trong đó có việc tài trợ hệ thống năng lượng mặt trời áp mái tại các điểm trường khó khăn.

Việc đưa năng lượng điện mặt trời vào đời sống sẽ khích lệ người dân hình thành thói quen, hiểu được lợi ích của việc sử dụng nguồn năng lượng sạch, từ đó cùng chung tay bảo vệ môi trường. Ngoài ra, đây còn là cách tuyên truyền, giáo dục một cách trực quan về nguồn năng lượng mới, giúp nâng cao nhận thức cho thế hệ trẻ về việc sử dụng điện tiết kiệm, về vai trò của năng lượng sạch, tái tạo vào đời sống.

Bày tỏ vui mừng trước việc công trình điện mặt trời được lắp đặt tại trường, thầy giáo Nguyễn Công Tươi, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Võ Chí Công, chia sẻ: Trường có 290 học sinh là con em người dân tộc thiểu số (100% là người dân tộc Cơ Tu). Do điều kiện kinh tế khó khăn, các em phải học xa nhà, ít có cơ hội tiếp xúc với công nghệ hiện đại. Công trình điện mặt trời giúp trường chủ động nguồn năng lượng điện, giảm gánh nặng chi phí hàng tháng khoảng từ 1,4 – 1,5 triệu đồng.

Đồng thời, việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời giúp học sinh có những trải nghiệm kiến thức thực tế về năng lượng sạch, qua đó góp phần lan tỏa đến cộng đồng về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn điện từ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

Minh Đoàn (T/h)

Bài liên quan
  • Phương án điện mặt trời một giá không phù hợp
    Moitruong.net.vn – VEA cho rằng, cần thực hiện giá mua điện mặt trời nối lưới nhiều vùng thay giá mua điện chung cho cả nước, điều này nhằm tránh gây quá tải cục bộ và bài toán thiếu điện.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Quảng Nam: Mang điện mặt trời đến điểm trường vùng cao