San Francisco (Hoa Kỳ): Cấm kinh doanh sản phẩm nước đóng chai để bảo vệ môi trường

Ngọc Ánh (t/h)|09/04/2019 00:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

– Để bảo vệ môi trường, thành phố San Francisco (Hoa Kỳ) đã mạnh tay đưa ra một đạo luật mang tính chất “cách mạng” trong thời đại của nhựa: cấm kinh doanh toàn bộ các sản phẩm nước đóng chai. 

>>> Hà Nội đảm bảo thu gom 100% rác thải sinh hoạt trong ngày

>>> Kiên Giang đẩy mạnh tuyên truyền về biển đảo năm 2019

Người dân San Francisco đã tẩy chay nước đóng chai

Nước đóng chai – một sản phẩm tiện ích trong đời sống của con người, tuy nhiên đây cũng là một trong những ngành sản xuất có tác động mạnh nhất đối với môi trường và gây lãng phí tài nguyên. Chỉ tính riêng tại Mỹ, mỗi năm người dân nước này phải bỏ ra hơn chục tỷ USD để mua khoảng hơn 30 tỷ lít nước đóng chai

Chính quyền thành phố San Francisco (Mỹ) đã đưa ra một đạo luật nhằm giải cứu môi trường, đặc biệt là các đại dương: cấm kinh doanh các loại sản phẩm nước đóng chai. Việc này không khiến người dân bất ngờ, bởi trước đó, San Francisco đã cấm sử dụng túi nhựa, bao bì, túi nilon và các loại thùng xốp. Người dân San Francisco cũng hiểu rõ tác hại của các sản phẩm nhựa sau khi bị chôn vùi dưới đất sẽ thôi ra những chất hóa học độc hại, hay thời gian phân hủy có thể lên tới hàng nghìn năm.

Bởi lẽ trên thực tế, San Francisco trước đó đã ra quy định cấm sử dụng túi nhựa, bao bì nylon và các loại thùng xốp. Thế nên khi thành phố… cấm nốt chai nhựa, cư dân tại đây cũng chẳng tỏ ra bất ngờ.

Họ đã quá hiểu rác nhựa gây hại như thế nào, trong đó đặc biệt là chuyện một số loại nhựa có khả năng thải ra hóa chất độc hại cho cơ thể, thậm chí là gây ung thư như BPA (bisphenol A)

Đạo luật đưa ra nhận được sự đồng thuận của đại đa số cư dân, Tất cả đếu hướng đến mục tiêu chung, là giải cứu Vịnh San Francisco. Đây cũng là tên của một tổ chức phi lợi nhuận tại địa phương (Save The Bay of San Francisco) được thành lập từ năm 1961, với mục đích lập ra các chiến dịch tình nguyện dọn sạch các bãi biển trong khu vực.

Mục tiêu của nhà chức trách thành phố là đến năm 2020 sẽ giải quyết toàn bộ các loại rác thải nằm tại các bãi rác. Và họ đang thực hiện nó một cách hết sức hiệu quả, khi hoàn thành mục tiêu đến 80%.

Đây cũng chính là tên một tổ chức phi lợi nhuận địa phương (Save The Bay of San Francisco) được thành lập từ năm 1961, với mục đích triển khai các chiến dịch tình nguyện dọn sạch rác thải nhựa trên đại dương.

Để thực hiện quy định mà không gây xáo trộn cho người dân, thành phố đã lắp đặt rất nhiều vòi nước uống công cộng miễn phí quanh thành phố. “Ở San Francisco, chúng tôi đã luôn đi đầu trong lĩnh vực môi trường. Người dân đang tập thói quen mang theo các chai nước của chính mình, đưa vào vòi là có nước uống.” – Chiu chia sẻ.

Trong trường hợp có người cố tình vi phạm, chính quyền thành phố San Francisco đưa ra mức phạt hành chính lần đầu là 1.000 USD và lần tái phạm sau có thể mức phạt sẽ cao hơn. Bởi “mặc dù, chai nước nhựa rất tiện lợi, nhưng chúng ta nên biết rằng, chúng phải mất đến hàng nghìn năm mới phân hủy được”, ông David Chiu nhấn mạnh.

Câu chuyện về nước đóng chai bị cấm bán không chỉ dừng lại ở San Francisco, mà trước đó, tại một thị trấn của Australia, cả chính quyền và người dân nơi đây đều bỏ phiếu ủng hộ cho quyết định cấm kinh doanh nước đóng chai để đảm bảo cho môi trường.

Theo đó, người dân tại thị trấn Bundanoon, bang New South Wales (Australia) là cộng đồng đầu tiên trên thế giới cấm bán nước đóng chai. Hàng trăm người dân trong thị trấn đã đến tòa thị chính để bỏ phiếu, tuy nhiên chỉ có một phiếu phản đối, chống lại lệnh cấm trên. Lệnh cấm trên là ý tưởng của ông Huw Kingtons, một chủ cửa hàng bán xe đạp tại địa phương. Và ông rất vui khi ý tưởng của mình thành hiện thực khi ngay chính những người kinh doanh nước đóng chai cũng ủng hộ lệnh cấm này.

Tuy nhiên, ở Bundanoon, cảnh sát địa phương sẽ không đưa ra bất kỳ hình phạt nào đối với du khách hoặc người từ nơi khác đến khi chưa am hiểu luật lệ của Bundanoon, nhưng họ khuyến khích những du khách tái sử dụng chai nước đó thay vì vứt những chai nước này ở đâu đó.

John Dee, một nhà hoạt động môi trường cho biết, người dân Bundanoon bắt đầu tẩy chay nước đóng chai sau khi một công ty kinh doanh mặt hàng này đã khai thác nguồn nước ngầm của thị trấn rồi mang tới Sydney để sản xuất nước đóng chai. Nhưng sau đó, họ lại mang về Bundanoon để bán với giá cao ngất ngưởng.

“Chúng tôi muốn tránh xa những chai nước đóng sẵn vì những tác động có hại của nó đối với môi trường do chính những chai nước này sau khi đã sử dụng bị vứt bỏ gây nên”, Nathan Ree, Thủ hiến bang New South Wales cho biết.

Dẫu vậy, chúng ta vẫn nên hy vọng rằng trong tương lai cả thế giới có thể tìm ra một giải pháp tuyệt đối cho vấn đề rác thải nhựa. Vì chắc chắn rằng, thiên nhiên sẽ cảm ơn con người vì quyết định này.

Ngọc Ánh (t/h)

   

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
San Francisco (Hoa Kỳ): Cấm kinh doanh sản phẩm nước đóng chai để bảo vệ môi trường