Sản xuất nông nghiệp trước tác động của dịch COVID- 19

Minh Anh|12/08/2020 04:27
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn –  Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến các thị trường tiêu thụ nông sản và sản xuất trong nước, ngành nông nghiệp đang nỗ lực trên từng lĩnh vực để đạt được mục tiêu về tốc độ tăng trưởng và kim ngạch giá trị xuất khẩu.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định, những tháng cuối năm, tình hình thế giới, khu vực sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Đó là bất ổn liên quan đến dịch COVID-19, chính sách thương mại, căng thẳng địa chính trị tại một số khu vực, đi cùng với đó là xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước. Nhiều thị trường nhập khẩu nông sản siết chặt hơn nữa hàng rào kỹ thuật và các biện pháp tự vệ thương mại; yêu cầu mới về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, cấp chứng thư xuất khẩu; đẩy mạnh chính ngạch, thanh tra, kiểm tra chất lượng tại nước xuất khẩu.

Ảnh minh họa

Nếu như những năm trước, vào dịp giêng, hai, rau xanh thường rất rẻ. Trái lại, năm nay, từ sau Tết đến nay giá rau luôn đạt mức cao. Đơn cử như rau cần Hoàng Lương (Hiệp Hòa) giá tăng gấp 10 lần. Bình quân mỗi sào cần hiện thu lãi khoảng 25 triệu đồng. Ở vùng chuyên canh rau thuộc các xã Cảnh Thụy, Tiến Dũng (Yên Dũng); Thái Đào (Lạng Giang), Song Mai (TP Bắc Giang); Chu Điện, Bảo Đài (Lục Nam), nông dân thu rau đến đâu, thương lái mua hết đến đó với giá cao. Bà Nguyễn Thị Bẩy, xã Chu Điện- chuyên thu gom rau cung cấp cho thị trường Thái Nguyên, Quảng Ninh nói: “Dạo này nhiều khách đặt song tôi không đủ hàng cung cấp. Để giữ mối làm ăn, tôi phải chuyển cho các bạn buôn một phần, bởi rau khan quá”.

Dù vậy, đại dịch COVID-19 tái phát trở lại trong cộng đồng sẽ ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Diễn biến thời tiết khó lường, đặc biệt sắp tới bước vào tâm điểm mùa mưa bão khả năng lớn tiếp tục đe dọa đến sản xuất, kinh tế, đời sống. Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, thủy sản diễn biến phức tạp, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn, dẫn đến thiếu nguồn cung phải tăng nhập khẩu thịt các loại để đáp ứng nhu cầu trong nước. Thị trường tiêu thụ nông sản trước tác động mới của đại dịch COVID-19 sẽ khó khăn hơn nhiều, bao gồm cả khu vực xuất khẩu.

Trước tình hình dự báo khó khăn, để đạt mục tiêu tăng trưởng của toàn ngành đã đề ra trong năm 2020 (tăng trưởng phấn đấu đạt 2,6 – 3%; kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 41 tỷ USD), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ngành sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp phấn đấu, nỗ lực để đạt được các kết quả cao nhất.

Theo Bộ NN&PTNT, tính đến giữa tháng 7/2020, cả nước gieo cấy được 6,4 triệu ha. Diện tích đã thu hoạch đạt 3,6 triệu ha, sản lượng khoảng 23,15 triệu tấn thóc. Về thực phẩm, tất cả các nhóm ghi nhận đều tăng: Thịt gia cầm tăng 12%, thịt bò tăng 6,5%, thủy sản tăng 1,6%,… Như vậy, kế hoạch cả năm gần 5,8 triệu tấn thịt (lợn, bò, gà,…) sẽ đạt kế hoạch cùng với chỉ tiêu 14 tỷ quả trứng và 1,1 triệu tấn sữa về cơ bản sẽ được đảm bảo.

Đồng thời, 7 tháng năm 2020, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 22,3 tỷ USD. Bộ NN&PTNT cho rằng, nếu cố gắng cao và không có biến động lớn của tình hình thế giới, khả năng sẽ đạt được kế hoạch trên 40 tỷ USD.

Minh Anh 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sản xuất nông nghiệp trước tác động của dịch COVID- 19