Tết Đoan Ngọ, ăn gì để “diệt sâu bọ” hút may mắn, tài lộc?

Mai An (t/h)|25/06/2020 03:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Vào ngày Tết Đoan Ngọ hàng năm, các gia đình lại tất bật chuẩn bị những món ăn như rượu nếp, cơm rượu, hoa quả…sắm lễ dâng hương, cầu mong vạn sự may mắn, tài lộc, bình an.

Tết Đoan Ngọ là lễ tết quan trọng của người Việt từ nhiều đời nay. Theo tục lệ từ xưa, người dân thường cúng vào sáng sớm nhưng thực chất Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (giữa trưa) ngày 5/5 Âm lịch. Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11-13h.

Dịp Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch) là lúc tiết trời nóng bức nhất. Đây là lúc chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối. Vì vậy, người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa.

Cơm rượu nếp

Một số vùng của miền Bắc ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu.

Người ta cho rằng, bộ phận tiêu hoá của con người thường có các loại ký sinh gây hại và chúng nằm sâu trong bụng nên không phải lúc nào cũng diệt được. Duy có ngày mùng 5/5 (âm lịch), các loại ký sinh này thường ngoi lên, con người có thể ăn thức ăn, hoa quả vị chua, chát và nhất là rượu nếp, có thể loại bỏ chúng.

Theo dân gian, rượu nếp được ăn ngay khi vừa ngủ dậy thì rất hiệu nghiệm. Rượu này chủ yếu là xôi còn nguyên hạt lên men, còn gọi là “cái”. Người dân thường dùng các loại gạo nếp trắng và cẩm đồ thành xôi, để nguội rồi rắc men, ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Người già, con trẻ đều có thể ăn loại rượu này.

Mâm quả

Cũng như bao các nghi lễ, ngày tết khác. Mâm quả dâng lên bàn thờ tổ tiên để lẫy lễ là điều không thể thiếu trong mỗi gia đình. Việc ăn trái cây đầu mùa, đặc biệt là cái loại trái cây như: mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu… không chỉ với mong muốn tiêu trừ mầm bệnh mà phần nào còn thể hiện được mong muốn hoa trái đầy nhà, sinh sôi nảy nở.

Người xưa quan niệm, trong ngày này, các loài sâu bọ đều hoảng hốt, trốn chạy vì nhà ai cũng có bữa cỗ “giết sâu bọ” vào sáng sớm với hoa quả đầu mùa. Bởi thế, lễ cúng ngày này không thể thiếu những hoa quả như các loại: vải, mận, quất hồng bì, đào, chuối, dưa hấu, dứa…

Bánh tro, bánh ú

Theo quan niệm xưa, tháng 5 Âm lịch là thời điểm mùa hè oi bức, dễ phát sinh bệnh dịch, mọi người nên ăn các món có tác dụng dễ tiêu, giải nhiệt và bánh tro là một trong những thực phẩm như vậy. Loại bánh này có nhiều tên gọi như bánh ú, bánh tro (gio), bánh âm… tùy theo vùng miền.

Bánh tro được làm từ bột gạo nếp ngâm trong nước tro đốt bằng củi các loại cây khô. Mỗi địa phương có một kiểu gói bánh khác nhau, hình thuôn dài hoặc hình chóp tam giác. Bánh mềm dẻo, vị nhạt, tính mát, thường ăn với đường hoặc mật.

Các loại xôi chè

Xôi chè có thể ăn quanh năm, nhưng vào ngày “giết sâu bọ”, tùy mỗi vùng miền sẽ ăn các món đặc trưng khác nhau như miền Bắc ăn chè đậu xanh, chè mật gạo nếp, miền Trung ăn chè kê, chè hạt sen, người miền Nam thì ăn chè trôi nước…

Thịt vịt

Với người dân một số vùng ở miền như miền Trung, miền Nam, thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan ngọ. Theo quan niệm, vào ngày Tết Đoan ngọ, dương khí mạnh nên ăn thịt vịt có tính hàn, giải nóng, làm mát cơ thể. Thực tế, từ tháng 5 trở đi, vịt bắt đầu vào mùa. Những con vịt béo hơn, thịt ngon và không có mùi hôi. Vì thế, trong Tết Đoan ngọ, phần lớn các gia đình đều mua vịt và chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Mai An (t/h)

Bài liên quan
  • Tết Đoan Ngọ cúng gì, cúng vào giờ nào là chuẩn nhất?
    Moitruong.net.vn – Tết Đoan Ngọ là ngày để người dân bày tỏ lòng thành ơn và mong muốn một mùa màng bội thu. Trong ngày Tết này nên cúng gì và cúng vào giờ nào là đẹp nhất, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tết Đoan Ngọ, ăn gì để “diệt sâu bọ” hút may mắn, tài lộc?