Thái Nguyên: Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn

Hoàng Cường Quốc|27/12/2019 02:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Để nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh, giảm tỷ lệ phóng uế bừa bãi, tăng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh, vệ sinh toàn xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần kết hợp các nguồn lực.

Thực hiện quyết định số 781/QĐ-UBND, ngày 25/3/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phân bổ kinh phí bổ sung có mục tiêu năm 2019, ngân sách Trung ương cho các đơn vị thực hiện chương trình Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả và quyết định số 4037/QĐ-UBND, ngày 16/12/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Văn kiện dự án Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả vay vốn ngân hàng Thế giới.

Thực hiện kế hoạch tăng cường nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ các cấp, góp phần hoàn thiện tiêu chí môi trường trong bộ tiêu chí quốc gia Chương trình xây dựng nông thôn mới, là một trong những tiêu chí rất khó đạt và thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua “Thái Nguyên chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Từ ngày 25-26/12/2019 tại thành phố Thái Nguyên, Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình cấp tỉnh và tập huấn Sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình, đồng thời hướng dẫn thực hiện các vấn đề về giới và dân tộc thiểu số trong chương trình dành cho cán bộ các cấp.

Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều kết quả trong việc tăng cường độ bao phủ cấp nước và vệ sinh môi trường. Theo giám sát chung cho thấy tỷ lệ tiếp cận nhà vệ sinh cải tiến ở nông thôn đạt 65%, tỷ lệ người dân phóng uế bừa bãi là 15%; tỷ lệ cải thiện nước sạch đạt 85%. Tuy nhiên, sự chênh lệch tiếp cận giữa các vùng có nhiều người dân tộc thiểu số và những vùng còn lại vẫn rất lớn; còn tỷ lệ lớn hộ dân không được tiếp cận với nước sạch sinh hoạt.

Để giải quyết vấn đề vệ sinh, góp phần phòng chống dịch bệnh, cải thiện sức khỏe người dân, cần phải có sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành và của toàn xã hội trong đó các cơ quan quản lý nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo. Chính vì tầm quan trọng như vậy, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 730/QĐ-TTg, ngày 19/6/2012 về việc lấy ngày 02/7 hằng năm là ngày vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân. Dự án này phù hợp với quyết định 260/QĐ-TTg, ngày 27/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Thái Nguyên và quy hoạch cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, quy hoạch phát triểY tế, quy hoạch phát triển ngành Giáo dục đã được UBND tỉnh phê duyệt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó góp phần hoàn thành mục tiêu kế hoạch đến năm 2020 đảm bảo số người dân có nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95% (trong đó có 70% đạt quy chuẩn 02 của Bộ Y tế), 75% số hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh, 100% số trường học và trạm y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh và có công trình nước sạch.

Để nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với nước sinh hoạt hợp vệ sinh, giảm tỷ lệ phóng uế bừa bãi, tăng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh, vệ sinh toàn xã trên địa bàn tỉnh cần kết hợp các nguồn lực để triển khai thực hiện trong đó có các hợp phần dự án từ Chương trình “ Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn nguồn vốn ODA dựa trên kết quả”.

 Hoàng Cường Quốc

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thái Nguyên: Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn