Thống nhất sửa đổi Luật Tài nguyên nước – Dấu mốc quan trọng trong quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam

Lâm Minh|03/02/2022 08:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và mục tiêu sửa đổi Luật Tài nguyên nước để giải quyết các vướng mắc do quy định hiện hành về tài nguyên nước.

Ảnh minh họa.

Chính phủ ban hành Nghị quyết 13/NQ-CP về phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 1/2022, trong đó, thống nhất sửa đổi Luật Tài nguyên nước.

Tại Nghị quyết này, Chính phủ thống nhất về sự cần thiết và mục tiêu sửa đổi Luật Tài nguyên nước để giải quyết các vướng mắc do quy định hiện hành về tài nguyên nước; cập nhật, thể chế hóa quan điểm, chủ trương mới của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước; nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các chính sách quản lý, kiểm soát, điều tiết toàn diện, thống nhất quản lý Nhà nước về tài nguyên nước; có kế hoạch truyền thông tốt để tạo sự đồng thuận.

Cụ thể, Chính phủ giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến của các thành viên Chính phủ và hoàn thiện các chính sách cụ thể theo hướng làm rõ nội hàm khái niệm “an ninh nguồn nước” và “an ninh tài nguyên nước”; đánh giá kỹ tác động, hoàn thiện chính sách về an ninh tài nguyên nước; nghiên cứu, kế thừa nội dung của một số để án liên quan đến an ninh tài nguyên nước đang được cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc đã được phê duyệt để bảo đảm tính thống nhất, khả thi.

Đồng thời, việc xã hội hóa một số lĩnh vực tài nguyên nước cần bảo đảm ổn định phúc lợi chung cho xã hội, nhất là hạ tầng cấp nước sinh hoạt, tránh lợi dụng cơ chế làm thất thoát tài sản Nhà nước. Phân cấp rõ ràng cho các địa phương, bảo đảm quản lý Nhà nước thống nhất, không chồng chéo giữa các bộ, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật; tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học trong quá trình soạn thảo luật, bảo đảm tính khả thi, làm tốt công tác truyền thông.

Lâm Minh

Bài liên quan
  • Quảng Trị: Nhà máy nước hơn 30 tỷ bỏ hoang, người dân mỏi mòn chờ nước sạch
    Moitruong.net.vn – Dự án công trình hệ thống cấp nước xã Hải Chánh (Nhà máy nước sạch Hải Chánh), huyện Hải Lăng do Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Trị làm Chủ đầu tư, được khởi công xây dựng từ năm 2014 với kinh phí lên tới gần 31 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay dự án bị dừng lại và bỏ hoang do không bố trí được nguồn vốn. Trong khi đó gần 2.000 hộ dân của xã Hải Chánh và nhiều hộ khác ở khu vực lân cận hàng ngày vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thống nhất sửa đổi Luật Tài nguyên nước – Dấu mốc quan trọng trong quản lý tài nguyên nước tại Việt Nam