Thừa Thiên Huế: Chợ Nọ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng

12/12/2016 15:41
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn)

– Vừa qua, được sự phản ánh của nhiều tiểu thương tại khu chợ Nọ thuộc xã Phú Dương, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhóm phóng viên đã đến tìm hiểu về tình trạng ô nhiễm môi trường nơi đây.

Qua trao đổi với một số tiểu thương, chị N.T.N cho biết, mấy năm trở lại đây, khu chứa rác thải tại chợ Nọ luôn trong tình trạng quá tải, ứ đọng một lượng rác thải rất lớn, nhưng việc chuyên chở và xử lý của các bộ phận quản lý vệ sinh môi trường thường xuyên chậm trễ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt của những hộ dân xung quanh và đặc biệt, ảnh hưởng rất lớn đến An toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe của các tiểu thương buôn bán gần đó. Theo chị N.T.N, khi thời tiết nắng nóng, mùi hôi thối từ đống rác thải bốc lên nồng nặc, chịu không nỗi, mặc dù, các tiểu thương luôn đeo khẩu trang nhưng vẫn khó thở khi buôn bán tại đây. Họ cố gắng chịu đựng cũng chỉ vì cuộc sống mưu sinh.  Được biết, các lô, các quầy, sạp đều luôn đảm bảo hoàn thành đầy đủ các mức thu, lệ phí của Ban quản lý chợ. Nhưng trách nhiệm của Ban quản lý chợ lại rất hời hợt.

Khi thấy phóng viên quay phim, chụp ảnh, rất đông tiểu thương đã tập trung tâm sự và tha thiết mong được các cơ quan báo chí phản ánh sự ô nhiễm môi trường tại chợ, để các cơ quan quản lý ở địa phương cần tăng cường công tác quản lý, thu gom và xử lý rác thải tạo môi trường thông thoáng, sạch sẽ để các tiểu thương yên tâm buôn bán đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

untitled-1

Chị N.T.N trao đổi với phóng viên Tạp chí Môi trường và Cuộc sống

Hơn nữa, khu vực tập trung rác thải nằm ngay bên cạnh các quầy hàng bán thủy hải sản, rất mất vệ sinh, khả năng nhiểm khuẩn rất cao.

untitled-2

Tiểu thương bán thủy hải sản tại chợ Nọ

untitled-3

untitled-4

Mong rằng, sau khi phản ánh các cơ quan chính quyền nhà nước cần quan tâm nhiều hơn  về đảm bảo vệ sinh môi trường , đặc biệt các khu vực buôn bán hàng hóa, lương thực, thực phẩm. Tăng cường xây dựng nhiều nhà máy xử lý rác, công suất lớn đảm bảo khả năng xử lý và thiêu hủy lượng rác thải các địa phương trên địa bàn tỉnh.  Có như thế, mới đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ngọc Phương


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thừa Thiên Huế: Chợ Nọ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng