Thừa Thiên – Huế: Đặc sản thanh trà mất mùa vì nắng nóng

Minh An (t/h)|21/08/2019 07:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Nắng nóng kéo dài làm cho cây chết khô, ra trái nhỏ khiến người trồng thanh trà phường Thủy Biều (TP Huế) có nguy cơ mất hàng chục triệu mỗi vườn.

Toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế có trên trên 850 ha thanh trà tập trung chủ yếu ở các vùng chuyên canh tại phường Thuỷ Biều, Hương Hồ (thành phố Huế), xã Hương Vân (thị xã Hương Trà), xã Phong Thu (huyện Phong Điền)…

Cây thanh trà bắt đầu thu hoạch từ tháng 8, nhưng hiện tại, hầu hết diện tích trồng cây thanh trà từ sản lượng đến chất lượng giảm hẳn so với mọi năm.

Phường Thủy Biều (thành phố Huế) trồng hơn 145 ha thanh trà, nổi tiếng không chỉ ở Thừa Thiên – Huế mà còn cả nước.

Nhiều cây thanh trà đã bị chết vì nắng nóng và sâu bệnh.

Thanh trà Thủy Biều ngoài mang lại thu nhập cho người dân còn góp phần thu hút khách du lịch. Khác với mọi năm, thanh trà Thủy Biều vụ này mất mùa, trái nhỏ, thưa thớt và chất lượng thấp.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên-Huế Hồ Đắc Thọ cho rằng, đây là vụ mùa không đạt hiệu quả như mong muốn, sản lượng thanh trà thấp hơn nhiều so với những năm trước.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh khuyến cáo, trước diễn biến phức tạp của thời tiết, người trồng thanh trà cần có sự đầu tư về hệ thống tưới tiêu cũng như áp dụng những biện pháp chăm sóc cây phù hợp trong mùa nắng nóng.

Dù đang vào vụ thu hoạch nhưng vẫn còn nhiều diện tích trái chưa đủ tiêu chuẩn để thu hoạch. Do vậy, người trồng cần tăng cường chăm sóc, bổ sung nguồn nước để trái phát triển, đáp ứng được chất lượng, cải thiện thu nhập trong bối cảnh thanh trà đang mất mùa.

Hiện nay, để thanh trà trở thành cây có giá trị cao, Ủy ban Nhân dân tỉnh đang khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học; tập huấn chuyển giao vào sản xuất các quy trình canh tác tiên tiến, quy trình quản lý dịch hại, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt…, công nghệ xử lý, bảo quản, chế biến sau thu hoạch; thay thế dần các giống cũ bằng các giống mới, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

So với các năm trước, sản lượng toàn hợp tác xã giảm hơn 50%, gây khó khăn cho đời sống của bà con. Địa phương mong ngành chức năng hỗ trợ về phòng trừ sâu bệnh, hỗ trợ giống để phát triển vườn cây trong những vụ tới.

Tạo điều kiện cho hộ gia đình phát triển mở rộng diện tích sản xuất theo tiêu chí cánh đồng lớn. Khuyến khích phát triển liên kết hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học…

Tỉnh Thừa Thiên-Huế quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu thanh trà đến năm 2025 bằng việc xây dựng mô hình thâm canh, mở rộng diện tích trồng mới, cải tạo vườn cây già cỗi nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cây đặc sản thanh trà.

Thanh trà là trái cây đặc sản của Thừa Thiên Huế, quả có múi như các loại bưởi song vị ngọt thanh hơn nên được nhiều người ưa chuộng. Từ tháng 7 âm lịch, thương lái khắp nơi đổ về Thuỷ Biều thu mua thanh trà với giá khoảng 40.000 đồng/kg.

Minh An (t/h)

Bài liên quan
  • Phú Quốc: Mưa ngập lịch sử gây thiệt hại hơn 107 tỷ đồng
    Moitruong.net.vn – Thời gian qua, thời tiết cực đoan, nước biển đang dâng cao (1 – 1,6 m), gió mùa Tây Nam thổi mạnh khác thường khiến việc thoát nước từ sông, suối ra biển chậm. Hệ thống thoát nước bị quá tải đã gây ngập nặng cục bộ trên đảo Phú Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thừa Thiên – Huế: Đặc sản thanh trà mất mùa vì nắng nóng