Thừa Thiên – Huế: Xót xa nhìn biệt thự trăm tuổi bị đập bỏ

H.Đội|03/04/2017 15:19
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

(Moitruong.net.vn) – Các chuyên gia về kiến trúc và văn hóa cũng như người dân ở TP. Huế tiếc nuối khi chứng kiến ngôi biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi nằm tọa lạc ở số 5, đường Lý Thường Kiệt, TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên – Huế) bị phá bỏ.

Nhiều người dân tiếc nuối nhìn biệt thự cổ 100 tuổi bị đập phá

Theo ghi nhận của PV, đến 3/4 việc đập bỏ ngôi biệt thự cổ này đang dần hoàn tất, nhiều người dân cho rằng, những ngôi biệt thự cổ theo kiến trúc Pháp như thế này không còn nhiều nên phá bỏ công trình này là vô cùng đáng tiếc.

Được biết, đơn vị sở hữu biệt thự hơn 100 năm tuổi này là Công ty Cổ phần Đầu tư kinh doanh nhà Thành Đạt. Trước đó, công ty này đã gửi văn bản đến UBND TP Huế đề nghị cho phép phá dỡ với lý do công trình xuống cấp nghiêm trọng, không có phương án cải tạo, khắc phục.

Ngay sau khi công ty Thành Đạt nêu kiến nghị, Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có cuộc họp bàn với Sở Văn hóa- Thông tin, UBND TP Huế, Liên hiệp Các hội VHNT tỉnh, Hội Kiến trúc sư, Hội Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh để có những đánh giá khách quan về công trình.

Theo đó, Các chuyên gia, các nhà chuyên môn đều có ý kiến nên giữ lại ngôi biệt thự cổ và bảo tồn, sửa chữa lại các hạng mục hư hỏng, nhằm giữ lại một nét đẹp văn hóa cho Huế. Tuy nhiên đến ngày 17/3, Sở xây dựng đã có công văn hướng dẫn tháo dỡ đối với ngôi biệt thự này khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối.

Ông Lê Phùng, Chủ tịch Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Thừa Thiên-Huế, cho biết khi được mời họp lấy ý kiến nên hay không nên phá bỏ công trình, ông và các nhà văn hóa khác không đồng tình phá. Ông Phùng cho rằng dù tòa nhà xuống cấp nhưng chưa đến mức sụp đổ, có thể đầu tư tôn tạo.

biet-thu-tram-tuoi-bi-dap-bo (2)

Phần lớn các nhà chuyên gia, nhà chuyên môn đều không đồng tình phá dỡ ngôi biệt thự cổ này

biet-thu-tram-tuoi-bi-dap-bo (4)

TS-KTS Trần Đình Hiếu, Trưởng khoa kiến trúc ĐH Khoa học (ĐH Huế), cho rằng biệt thự này là một kiệt tác thời kỳ Pháp thuộc, đặc trưng cho nền văn hóa, chính trị hay kiến trúc thời đó. “Ngôi biệt thự như vậy mà đập bỏ đồng nghĩa với việc dấu ấn lịch sử bị phai mờ. Nét đặc trưng thời kỳ đó mà công trình ghi giữ không còn nữa, đặc biệt ở Huế” – ông Hiếu nói.

H.Đội


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thừa Thiên – Huế: Xót xa nhìn biệt thự trăm tuổi bị đập bỏ