Trung Quốc: Phát hiện các mã gene mới làm chậm quá trình lão hóa

Ngọc Linh (t/h)|01/03/2020 11:30
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Các nhà di truyền học đã xác định có thể làm chậm lại hay thậm chí đảo chiều gen gây ra hội chứng lão hóa sớm ở người qua chỉnh sửa thành phần ADN.

Cơ thể chúng ta được cấu thành từ khoảng 75 nghìn tỷ tế bào, được liên tục thay thế theo thời gian. Theo Bảo tàng Khoa học London (Anh), trong thời gian cần để đọc một câu ngắn, 50 triệu tế bào trong cơ thể đã chết và được thay thế.

Các loại tế bào khác nhau thay thế ở mức độ khác nhau. Chẳng hạn, tế bào da mất khoảng 2-3 tuần để hồi phục, trong khi một số tế bào máu trắng có thể sống đến 1 năm. Cuối cùng, gần như tất cả tế bào đều đổi mới. Có thể hiểu rằng, cứ vài năm, cơ thế con người lại tự làm mới một lần. Nhưng tại sao chúng ta vẫn già đi?

Lão hóa là một trong những bí ẩn căn bản nhất của khoa học. Một số nhà nghiên cứu hy vọng sự hiểu biết về bệnh lão hóa sớm Werner Syndrome có thể làm sáng tỏ tiến trình này. Còn được gọi với cái tên Adult Progeria, lão hóa sớm là chứng rối loạn di truyền rất hiếm gặp.

Triệu chứng của bệnh biểu hiện quá trình lão hóa diễn ra với tốc độ cực nhanh. Người bệnh cuối cùng mắc phải các biến chứng như đục thủy tinh thể và loãng xương. Hầu hết những người bị hội chứng Werner không sống qua tuổi 50.

Khi dân số thế giới ngày càng già hơn, tỷ lệ những người mắc các bệnh như thế cũng tăng vọt theo. Do đó, một liệu pháp giúp làm chậm lại hoặc thậm chí làm đảo ngược sự tổn hại đến cơ thể do lão hóa có thể ngăn chặn được cuộc khủng hoảng y tế công cộng.

Những bí ẩn trong ADN có thể giúp con người tìm ra biện pháp ngăn chặn quá trình lão hóa. ​

Trong một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature, hai nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Thần kinh, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS) và Viện nghiên cứu Pasteur của Thượng Hải (Trung Quốc) đã tiến hành sàng lọc các gene điều chỉnh suy giảm hành vi ở loài giun tròn Caenorhabditis elegans và đánh giá các dữ liệu của con người.

Đây là loài giun trong suốt chỉ dài khoảng 1mm, song lại chia sẻ nhiều dữ liệu di truyền tương tự con người, bao gồm cả các gene gây ra quá trình lão hóa.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện sự hiện diện của hai mã gene BAZ2B và EHMT1 tăng theo tuổi và có sự tương quan với sự tiến triển của bệnh Alzheimer, còn gọi là hội chứng suy giảm trí nhớ.

Nghiên cứu cũng cho thấy việc giảm chức năng của BAZ2B có thể cải thiện chức năng nhận thức và hành vi của những con giun Caenorhabditis elegans và chuột già.

Caenorhabditis elegans là loài giun sống chủ yếu trong đất, sinh sôi nảy nở mạnh dưới lớp mùn cây cỏ mục nát.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết việc áp dụng nghiên cứu này đối với con người vẫn còn chưa chắc chắn.

Ngọc Linh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trung Quốc: Phát hiện các mã gene mới làm chậm quá trình lão hóa