Từ 1/4: Taxi công nghệ phải dừng hoạt động tại Hà Nội theo quy định mới

Minh Anh (T/h)|06/03/2020 11:00
Theo dõi Môi trường & Cuộc sống trên

Moitruong.net.vn – Từ 1/4, Taxi công nghệ chỉ được xem là hãng cung cấp phầm mềm, dịch vụ, không phải là doanh nghiệp vận tải, do vậy theo quy định phải dừng hoạt động.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại văn bản số 1755/VPCP-CN ngày 23/2/2018), kể từ ngày 1/4/2020, Bộ GTVT sẽ dừng Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng được ban hành theo Quyết định số 24 (năm 2016) để tổ chức thực hiện theo quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Theo đó, Đại diện Sở GTVT thông báo, theo Nghị định 10, từ 1/4 các đơn vị kết nối gọi xe công nghệ (Grab, Bee, Fastgo) sẽ không được điều hành xe, thu cước vận tải. Các đơn vị cung cấp phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải đang thí điểm, các đơn vị đang liên kết phương tiện chủ động lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp theo Nghị định 10.

Đối với lĩnh vực quản lý hoạt động taxi, Nghị định 10/2020/NĐ-CP nêu rõ: Từ 1/4 tới xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi phải có phù hiệu “XE TAXI” và được dán cố định phía bên phải mặt trong kính trước của xe; phù hiệu “XE TAXI” phải được làm bằng chất liệu phản quang với kích thước tối thiểu 06x20cm.

Còn với xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ, xe hợp đồng điện tử sẽ được quyền lựa chọn gắn hộp đèn “TAXI” hoặc dán phù hiệu xe taxi cố định ở trên xe.

Đặc biệt với loại hình xe công nghệ như Grab hoặc Uber trước đây, Nghị định mới quy định, từ 1/4 tới, các hãng công nghệ cung cấp phần mềm kết nối như Grab sẽ được xem là các hãng cung cấp phầm mềm, dịch vụ, không phải là doanh nghiệp vận tải. Do vậy, theo quy định các hãng này không được phép điều hành, quản lý hoạt động của phương tiện, cũng như thu tiền từ tài xế, hành khách.

Nghị định 10/2020/NĐ-CP ban hành đã giúp cho các cơ quan quản lý có hành lang, pháp lý để quản lý nhiều loại hình vận tải mới, phức tạp. Thời gian qua, nhiều loại hình vận tải mới vào Việt Nam đã tạo nên những chuyển biến nhưng cũng làm đảo lộn cả thị trường vận tải.

Đồng tình với việc quy định Grab là đơn vị cung cấp dịch vụ, phầm mềm và không được tham gia điều hành vận tải, nhưng đại diện đơn vị vận tải đề nghị Sở Giao thông Vận tải cần quan tâm đến hàng vạn lao động, lái xe của Grab sẽ chuyển đổi thế nào, đi đâu sau ngày 1/4 tới.

Khi cho ý kiến xây dựng dự thảo Thông tư thực hiện Nghị định 10/2020/NĐ-CP, Sở Giao thông Vận tải cần lưu ý tuy taxi truyền thống thực hiện nhiều nghĩa vụ, tuân thủ pháp luật nhưng khi đến các khu vực đón trả khách công cộng như sân bay, bến xe thường không có hoặc ít các điểm dừng đỗ để tiếp cận các sảnh đón trả khách, trong khi đó xe hợp đồng lại vào được.

Cùng với đó, khi lưu thông trên đường phải tuân thủ các biển cấm xe kinh doanh vận tải, còn xe công nghệ, hợp đồng không. Để công bằng, cơ quan quản lý cần phải có chính sách đồng bộ, tránh bất bình đẳng như hiện nay.

Minh Anh (T/h)

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Từ 1/4: Taxi công nghệ phải dừng hoạt động tại Hà Nội theo quy định mới